Chuyện kể về vi-rút thời cô-vi

Hôm nay mình sẽ kể cho các bạn nghe về vi-rút.

Các bạn đừng nhầm vi-rút với vi khuẩn. Nếu vi-rút là 1 cái kẹo. thì vi khuẩn sẽ to bằng cả người bạn. Để hình dung tiếp, nếu vi khuẩn to bằng người bạn, thì 1 con kiến sẽ to bằng cả 1 tòa nhà cao tầng. Con kiến to gấp 1 nghìn lần con vi khuẩn và con vi khuẩn to gấp 1 trăm lần con vi-rút.

Chúng ta cũng tránh bị nhầm giữa nhiễm trùng với nhiễm dịch vi-rút.

Nhiễm trùng tức là bị vi trùng tấn công. Vi trùng chính là vi khuẩn. Chúng ta có thể diệt khuẩn, sát trùng. Dùng kháng sinh có thể tiêu diệt được vi khuẩn.

Nhưng kháng sinh không diệt được con vi-rút nhỏ bé. Con vi-rút tuy nguy hiểm, nhưng nó lại không sống được ngoài môi trường. Nó phải trú ngụ trong cơ thể người bệnh để duy trì và nhân bản. Từ 1 nó sinh ra 2, từ 2 nó sinh ra 4 con vi-rút.

Rất nhiều con vi-rút sẽ được sinh ra trong cơ thể người nhiễm, sau đó nó có thể phát tán đi, người này làm lây nhiễm cho người kia.

Bệnh do vi-rút gây ra không chữa được, chỉ có thể phòng bằng cách tiêm vắc-xin. Vắc-xin giúp cơ thể tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Thật ra, chúng ta tiếp xúc với vi-rút hàng ngày, trong môi trường tự nhiên, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng bị nhiễm bệnh, nguyên nhân là do hệ miễn dịch của cơ thể có thể giải quyết được phần lớn bọn vi-rút này. Cơ thể chỉ ốm khi tiếp xúc với một lượng lớn vi-rút và hệ miễn dịch của bản thân không đủ mạnh.

Trong tình hình đại dịch vi-rút corona. Có 2 cách phòng tránh hữu hiệu. Thứ nhất là giảm tiếp xúc và giảm lượng vi-rút có thể lây nhiễm bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay, hạn chế gặp gỡ và vệ sinh khoang miệng thường xuyên. Thứ hai và có lẽ quan trọng hơn là tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.

Ông bà tổ tiên chúng ta có nhiều cách để sống khỏe, thuận với tự nhiên. Từ ăn uống thực dưỡng, đến tập luyện dưỡng sinh. Các môn khí công và thiền định, giúp nâng cao rõ rệt sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.

Để ý thêm, sẽ thấy các môn khí công thượng thừa thường liên quan đến tu sửa tâm tính.

Chúng ta sẽ cùng bàn về những môn tu luyện này trong những bài tiếp.

Mở cửa ra cho nắng vào và bụi mây dịch tan đi

Trong nghiên cứu mới được công bố vào ngày 26/3 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, Phó giáo sư của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Lydia Bourouiba, chuyên gia nghiên cứu về động lực học của ho và hắt hơi, đã chỉ ra rằng thay vì giả định khoảng cách an toàn là 2 m dựa trên các mô hình lỗi thời từ những năm 1930, nghiên cứu mới chỉ ra rằng các giọt mang mầm bệnh ở mọi kích cỡ có thể di chuyển xa từ 7 đến 8 m.

Theo Phó giáo sư Bourouiba, việc thở ra, hắt hơi và ho không chỉ phát ra các giọt chất nhầy bay theo các quỹ đạo tầm ngắn, mà đáng lưu ý là, nó còn tạo ra một đám mây – một luồng khói các hạt có kích thước từ nhỏ đến lớn – đẩy vào không khí xung quanh.

Các giọt nặng mang mầm bệnh có thể rơi xuống các bề mặt, còn các “hạt siêu nhỏ” có thể “lơ lửng trong không khí hàng giờ”. Các hạt siêu nhỏ mang mầm bệnh này sau đó có thể di chuyển vào hệ thống điều hòa và thông gió.

Phó giáo sư Bourouiba nói với USA Today: “Cần khẩn cấp sửa đổi các hướng dẫn hiện đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra về yêu cầu đối với [việc sử dụng] các thiết bị bảo hộ cho các nhân viên y tế tuyến đầu”.

Continue reading “Mở cửa ra cho nắng vào và bụi mây dịch tan đi”

Ăn vặt mùa cô-vi

Đã hai tháng nay mình không đi học vì virus corona. Mấy hôm nay cả bố mẹ mình cũng phải ở nhà cả ngày. Mẹ làm nhiều món ăn, mà nhà cũng tích trữ nhiều thứ nên mình ăn vặt hơi nhiều. Mẹ bảo ăn nhiều là béo đấy, còn bố thì kể cho mình nghe về tác hại của ăn vặt.

Và bố kể rằng:

Các món ăn nhẹ ngoài bữa chính như bánh bích quy, kẹo, sữa, chứa nhiều đường và chất béo là nguyên nhân dẫn đến tăng cân.

Tại sao chúng mình lại hay cảm thấy đói nhỉ?

Bố bảo, khi bọn mình ăn không cân đối thì dù có ăn no chúng mình vẫn luôn cảm thấy thiếu. Cảm giác thiếu này là do cơ thể không có đủ các chất nhỏ li ti, bố mình bảo chất nhỏ li ti này là “khoáng chất và vi-ta-min”.

Các chất nhỏ li ti đặc biệt có nhiều ở vỏ cám của gạo, trong các loại ngũ cốc, rau-củ-quả thô chưa qua chế biến.

Cảm giác “thiêu thiếu” sẽ biến thành cảm giác “đoi đói”, làm bọn mình hay ăn vặt hoặc ăn nhiều bữa. 

Bọn mình thấy đói, không phải vì bọn mình cần ăn thêm nhiều, thật ra là vì cơ thể đang thiếu các chất nhỏ li ti này đấy.

Bố mình bảo, nên ăn cân đối theo chỉ dẫn của “tháp dinh dưỡng”:

Ăn nhiều ngũ cốc, như gạo, các bạn xem đây là gạo lứt này. 

Ăn đủ rau-củ-quả, các bạn xem đây là su-su, cà rốt, thậm chí cùi dừa có thể thay cho dầu mỡ.

Nên ăn ít thịt-cá, hạn chế dầu-mỡ-đường và muối.

Cần nhất là ăn đa dạng. Mẹ mình mua ổi, lạc và hạt điều mà mình chưa động đến tí nào.

Dù chúng không hấp dẫn lắm, đặc biệt là cần nhai kỹ, nhưng những thứ này chứa nhiều chất li ti, nên khi ăn no, sẽ không có cảm giác nhanh đói.

Trong mùa dịch corona, bố mình bảo nên “có gì ăn nấy”, ăn thanh đạm sẽ có ít cảm giác đói.

Quen ăn ngon, thì cơ thể hay đòi hỏi những thứ dậy mùi thơm phức và có vị đậm đà. Thực ra cảm giác hạnh phúc thực sự là khi bọn mình có một cơ thể khỏe mạnh, ăn gì cũng thấy ngon.

Thuốc Remdesivir cứu người của Mỹ cay đắng biến thành ‘thần dược Trung hoa’

Một nghiên cứu mới ở Trung Quốc cho rằng có một con đường mới mà virus corona Vũ Hán có thể tự gắn và kết nối với các tế bào chủ của con người là thông qua gai protein CD147, khiến nó trở thành một siêu virus thực sự. 

Con đường gắn kết trước đây của virus corona Vũ Hán lần lượt như sau:

Một nghiên cứu cho thấy virus corona có chứa một gen đột biến tương tự như virus HIV và cũng có thể tấn công hoặc liên kết với các tế bào của con người thông qua furin (một dạng protein). Điều này đã được xác minh bởi hai nghiên cứu ở Trung Quốc và một nghiên cứu ở Pháp. Chế độ tấn công này cũng làm cho nó trở nên mạnh mẽ hơn, lý giải thực tế là tại sao nó lại dễ dàng lan rộng như vậy.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Cairo, Ai Cập công bố gai protein của virus corona Vũ Hán có thể liên kết với các thụ thể GRP78 trên tế bào người. Điều này cũng được nghiên cứu một ở Đức và một ở Pháp đưa đến cùng kết luận. 

Continue reading “Thuốc Remdesivir cứu người của Mỹ cay đắng biến thành ‘thần dược Trung hoa’”

‘Một vành đai – một thảm họa’

Tổng số ca nhiễm virus Vũ Hán trên toàn thế giới ngày 16/3 đạt mốc 170.000 ca. Trong đó, có 6.500 ca tử vong.

Tại Trung Quốc sự lây lan của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã có dấu hiệu chậm lại, nhưng có nhiều hệ lụy kéo theo.

Khu vực quận Thanh Sơn, thành phố Vũ Hán có một điểm cách ly đặc biệt, bên trong khu vực này toàn là những đứa trẻ dưới 17 tuổi, có cả trẻ sơ sinh. Bệnh dịch đã khiến chúng trở thành trẻ mồ côi, không có người giám hộ.

Báo Epoche Times gần đây có nhận định cho rằng: “Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc đều có chung một đặc điểm là có mối quan hệ chặt chẽ hoặc cùng chung lợi ích với chính quyền Trung Quốc”.

Số lượng người nhiễm dịch corona Vũ Hán bên ngoài biên giới Trung Quốc hiện đã lên đến gần trăm ngàn, với hơn ba nghìn người đã gục ngã vì virus. Thị trường chứng khoán lao dốc khi các chuyên gia cảnh báo về suy thoái kinh tế toàn cầu. Một loạt các yếu tố đã tạo điều kiện cho sự lây lan nhanh chóng của virus Vũ Hán, đặc biệt là tình trạng toàn cầu hóa, và sự gần gũi của các dân tộc trên thế giới.

Nhưng các khu vực khác nhau bị ảnh hưởng khác nhau và một giả định nổi lên cho rằng các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc đều có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Bắc Kinh.

Continue reading “‘Một vành đai – một thảm họa’”