Trong nghiên cứu mới được công bố vào ngày 26/3 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, Phó giáo sư của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Lydia Bourouiba, chuyên gia nghiên cứu về động lực học của ho và hắt hơi, đã chỉ ra rằng thay vì giả định khoảng cách an toàn là 2 m dựa trên các mô hình lỗi thời từ những năm 1930, nghiên cứu mới chỉ ra rằng các giọt mang mầm bệnh ở mọi kích cỡ có thể di chuyển xa từ 7 đến 8 m.
Theo Phó giáo sư Bourouiba, việc thở ra, hắt hơi và ho không chỉ phát ra các giọt chất nhầy bay theo các quỹ đạo tầm ngắn, mà đáng lưu ý là, nó còn tạo ra một đám mây – một luồng khói các hạt có kích thước từ nhỏ đến lớn – đẩy vào không khí xung quanh.
Các giọt nặng mang mầm bệnh có thể rơi xuống các bề mặt, còn các “hạt siêu nhỏ” có thể “lơ lửng trong không khí hàng giờ”. Các hạt siêu nhỏ mang mầm bệnh này sau đó có thể di chuyển vào hệ thống điều hòa và thông gió.
Phó giáo sư Bourouiba nói với USA Today: “Cần khẩn cấp sửa đổi các hướng dẫn hiện đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra về yêu cầu đối với [việc sử dụng] các thiết bị bảo hộ cho các nhân viên y tế tuyến đầu”.
Continue reading “Mở cửa ra cho nắng vào và bụi mây dịch tan đi”