Virus Vũ Hán vô hình nhưng không vô tình

Chúng ta cùng xem nhật ký của một người Ý:

* Ngày Zero: 21 tháng 2

Chúng tôi phát hiện 20 ca nhiễm.

* Ngày thứ 2: 23 tháng 2.

Phát hiện 150 ca. Trường học đóng cửa. 11 thành phố bị cô lập.

* Ngày thứ 10: 1 tháng 3:

1.700 ca. Sức chứa của các nhà thương bị bão hòa. Hết chỗ.

* Ngày thứ 11: 2 tháng 3:

2.040 ca. Mười phần trăm số lượng bác sĩ ở Lombardy ngã bệnh hoặc đang phải chịu cách ly.

* Ngày thứ 17: 8 tháng 3:

7.400 ca. Lombardy và 14 tỉnh tự phong thành. 12 triệu người bị ảnh hưởng. Có báo cáo đầu tiên về người nhiễm bệnh nhưng không thể được chữa trị. Các nhà tù bắt đầu nổi loạn.

* Ngày thứ 19: 10 tháng 3

10.150 ca. Cả nước Ý trong tình trạng phong thành

* Ngày thứ 21: 12 tháng 3

15.000 ca. Hầu hết các cửa tiệm bán lẻ trên toàn nước đều đóng cửa. Lệnh cô lập được áp dụng bắt buộc. Quân đội thay thế cảnh sát.

Mọi thứ diễn ra quá nhanh và chúng tôi LUÔN LUÔN chậm hơn một bước.

Trừ phi đất nước của bạn có thể làm khá hơn và kịp được các diễn tiến của dòng thời gian vừa kể, dường như mọi thứ sẽ đều diễn ra y hệt nhau.

Continue reading “Virus Vũ Hán vô hình nhưng không vô tình”

Dịch bệnh và bài học về sự tồn vong

Các ca siêu lây nhiễm mới ở Việt Nam có 1 nét giống với sự bùng phát ở Hàn Quốc và Ý, là có các ca siêu lây nhiễm từ nguồn bên ngoài Trung Quốc. Cho thấy sự bùng phát của đại dịch luôn đi nhanh hơn các biện pháp phòng chống của con người.

Ở Hàn Quốc, trường hợp đầu tiên của nước này là một phụ nữ Trung Quốc 35 tuổi, cho kết quả dương tính vào ngày 20/1. Nhưng bùng phát dịch lớn nhất được phát hiện sau khi bệnh nhân thứ 31, một phụ nữ 61 tuổi ở thành phố phía đông nam của Hàn Quốc, được chẩn đoán ngày 18/2. Người phụ nữ này không có mối liên hệ nào với Vũ Hán, Trung Quốc nơi khởi nguồn của dịch bệnh.

Ở Ý, dịch đã bắt đầu vào tháng trước. Nhưng một người đàn ông địa phương có triệu chứng cúm đã bị bỏ qua sau khi anh ta nói với nhân viên y tế rằng anh ta đã không đến Trung Quốc. Xét nghiệm chỉ được thực hiện sau khi người đàn ông 38 tuổi này, được đặt tên là Mattia, trở lại bệnh viện. 

Continue reading “Dịch bệnh và bài học về sự tồn vong”

Osho nói về Lão Tử

“Đạo: ba kho báu”, Tập 1, Osho

Chương 1: Đạo thường hằng

Đạo có thể nói ra
Không là Đạo thường hằng

Khi nổi lên các cực tương đối
Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi;
Đều biết lành là lành
Thì đã có cái chẳng lành rồi

Bởi vậy:
Có và không cùng sinh,
Khó và dễ cùng thành,
Dài và ngắn cùng chiều,
Cao và thấp cùng nhau,
Giọng và tiếng cùng hoạ,
Trước và sau cùng theo.

Vậy nên hiền nhân:
Dùng vô vi mà xử sự;
Dùng vô ngôn mà dạy dỗ;
Để cho mọi vật nên mà không cản
Tạo ra mà không chiếm đoạt
Làm mà không cậy công;
Thành công mà không ở lại.

Vì không ở lại
Nên không bị bỏ đi
Đạo thường hằng

Continue reading “Osho nói về Lão Tử”

Thầy thuốc giỏi chú trọng tinh thần

Châm cứu phát triển đến ngày hôm nay, đã trải qua rất nhiều thay đổi. Từ thời xa xưa, cổ nhân Trung Quốc đã biết cách dùng kim châm đá. Có thể nói kim châm đá còn hữu hiệu hơn cả kim châm thời nay.

Trong Đông y, có câu: “Thầy thuốc tồi chú trọng hình thức, thầy thuốc giỏi chú trọng tinh thần”. Có nghĩa là một thầy thuốc Đông y tồi chỉ nỗ lực với các kỹ thuật bề mặt, trong khi thầy thuốc Đông y giỏi chú ý đến cả kỹ thuật bên ngoài lẫn tinh thần bên trong.

Các hình thức tồn tại của hệ kinh lạc là không cách nào dùng phương pháp khoa học hiện đại để phát hiện được. Thế nhưng những người tu luyện ở Trung Quốc cổ đại đã có thể vẽ chúng rõ ràng trên giấy. Điều này cho thấy kinh lạc vốn là một thể vô hình, chỉ có thể nhìn được bằng thiên mục.

Người thầy thuốc xưa, trải qua khổ luyện tâm tính và chăm chỉ học các kỹ thuật, nên kim châm mới có thể tác động sâu sắc đến hệ kinh lạc ở không gian khác, và hiệu quả vượt xa so với những gì chúng ta nhìn thấy ngày nay.

Bắt đầu từ «Hoàng Đế nội kinh» trở đi, nhiều kỹ thuật châm cứu đã được con người sử dụng. Sau đó, ngày càng nhiều thứ bề mặt được phát triển và con người ngày càng mù mờ hơn về các nguyên lý thâm sâu gắn liền với tu luyện của châm cứu.

Cho dù không biết đến nội hàm, nhưng chừng nào người thầy thuốc còn có giữ được tĩnh tâm và thực hành y đức, thì tác dụng chữa bệnh thần kỳ sẽ vẫn còn được triển hiện.