Đông y rất chú trọng đến dương khí trong cơ thể, nó chính là “năng lượng” giúp cơ thể vận hành.
Một cách dễ hiểu có thể hình dung, dương khí giống như ánh nắng mặt trời giúp sưởi ấm, và vô cùng cần thiết cho quang hợp của cây cối. Còn âm khí, giống như dòng nước mát, mang đến nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá cho cây cối.
Khí âm nhiều, tích tụ nhiều, cơ thể sẽ béo. Khí dương nhiều, tiêu hóa mạnh, cơ thể sẽ gầy.
Luân chuyển âm dương trong trời đất vô cùng huyền diệu. Nước mưa rơi xuống, tưới mát cho cây cối, nhưng mưa nhiều quá sẽ làm ẩm thấp tù đọng. Ánh nắng mặt trời rọi xuống sưởi ấm, làm nước bốc hơi, khí hóa, vận chuyển và tuần hoàn. Hơi nóng nhiều quá sẽ làm khô héo, rạn nứt.
Trong cơ thể cũng vậy, khí dương có tác dụng giúp thúc đẩy các cơ quan tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, khí hóa cơ thể.
Thiếu dương khí cơ thể sẽ thế nào?
- Tinh thần uể oải, làm việc gì cũng cảm thấy rất mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Tay chân không còn ấm như trước, tay lạnh làm một dấu hiệu rõ ràng của việc thiếu dương khí
- Cảm giác thèm ăn sẽ trở nên kém đi, bạn sẽ ăn không ngon, hoặc ăn uống kén chọn hơn.
- Chức năng tiêu hóa cũng sẽ có vấn đề, bạn sẽ cảm thấy khó tiêu hoặc đầy bụng.
Uống nước lạnh làm tổn hại dương khí
Nước có tác dụng hết sức quan trọng trong việc duy trì các chức năng sinh lý của cơ thể như tiêu hóa, nội tiết, trao đổi chất, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
Tuy nhiên nước thiên về âm hàn, nên tăng nhiệt độ của nước để cân bằng tính hàn. Thường xuyên uống nước lạnh hoặc nước đá dễ làm tổn thương dương khí của tỳ vị, khiến dạ dày khó chịu, không khỏe.
Đông y cho rằng uống nước ấm có tác dụng làm nóng dương khí trong cơ thể, có lợi có việc hấp thụ của dạ dày và ruột, cũng như giúp sản sinh các chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ, tuần hoàn máu, trao đổi chất của cơ thể.
Ngoài nước ấm, các loại thức ăn nấu sôi đều giúp tán hàn, đặc biệt phù hợp với những người có thể chất hư hàn và có tác dụng hỗ trợ chữa trị những căn bệnh có tính hàn như cảm lạnh, ví dụ như có thể ăn canh gừng nóng để tán phong hàn.
Cách chữa cảm phong hàn của Đông y là ăn canh quế chi, ngoài ra cần chú ý ăn cháo nóng để giúp đổ mồ hôi. Nữ giới vào kỳ kinh nguyệt thường cảm thấy lạnh bụng dưới, đau bụng kinh cũng như những ai sợ lạnh cũng có thể ăn canh gừng nóng, uống trà gừng đường đỏ để cảm thấy dễ chịu hơn.
Các yếu tố làm hao tổn dương khí
Ngoài việc ăn đồ lạnh, uống đồ lạnh, thì làm làm việc và nghỉ ngơi không điều độ cũng dễ dẫn đến hao tổn dương khí.
Thức khuya là thói quen của nhiều người trẻ hiện nay, làm hao tổn dương khí và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thói quen tốt để tăng cường sức khỏe là đi ngủ sớm và thức dậy sớm, dương khí sẽ được bồi bổ đầy đủ.
Ở lâu trong phòng có máy điều hòa cũng là một nguyên nhân làm hao tổn dương khí. Thực tế, dù mùa hè nóng nhưng cũng là cơ hội tốt để cơ thể ra mồ hôi, tăng cường khả năng khí hóa của cơ thể.
Các cách để bổ sung dương khí
- Ngải cứu
Hơ nóng bằng điếu ngải là một phương pháp y học độc đáo của Đông y. Chúng ta có thể sử dụng điếu ngải để hơ nóng dọc sống lưng theo mạch đốc của cơ thể. Dùng ngải cứu tác động điều dưỡng vùng này mang lại hiệu quả tích cực bổ dung dương khí. - Vận động
Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn và phù hợp giúp dương khí tràn đầy, sau khi tập thể dục sẽ cảm thấy toàn thân nóng lên, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, loại bỏ hàn khí. - Ngâm chân nước nóng
Ngâm chân là liệu pháp dưỡng sinh rất hay, dùng nước ấm ngâm chân không chỉ mang lại hiệu quả xua hàn khử ẩm mà còn kích thích kinh mạch của bàn chân, xoa dịu cảm xúc giúp cải thiện giấc ngủ, khi giấc ngủ sâu và đầy thì dương khí sẽ tự nhiên được bổ sung. - Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp dương khí tự nhiên cho con người, thời gian tốt nhất để phơi nắng vào mùa hè là khoảng 8 đến 10 giờ sáng. Lúc này ánh nắng ở mức vừa phải và chất lượng không khí cũng tốt hơn, có thể chọn cách tản bộ trong công viên với nhiều bóng râm cùng ánh nắng phù hợp sẽ tốt cho sức khỏe. - Ngủ sớm dậy sớm
Đi ngủ sớm và thức dậy sớm có thể giữ cho cơ thể bạn tràn đầy năng lượng, kết hợp nuôi dưỡng thói quen làm việc và nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp quá trình thải chất độc có thể được bình thường, có lợi cho việc bổ sung dương khí.
Tu dưỡng đạo đức cũng làm tăng Chính khí
Cổ nhân có câu “nhất chính áp bách tà”, không chỉ áp dụng trong mối quan hệ giữa người với người, mà còn rất được coi trọng trong việc giữ gìn sức khỏe. Vì sao nói như vậy? Đông y chú trọng dưỡng sinh, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Người xưa cho rằng cần phải nâng cao “chính khí”, chính khí đầy đủ thì bệnh tật không thể xâm phạm. Đó cũng là tư tưởng “tướng giỏi không cần đánh mà thắng” trong Tôn Tử binh pháp. Việc nâng cao chính khí không thể không gắn liền với việc tu dưỡng đạo đức và giữ gìn lối sống sinh hoạt lành mạnh. Ngày nay nhiều người không chú trọng gìn giữ phẩm cách, buông thả cầu lạc, vì lợi ích cá nhân mà không từ thủ đoạn, tự mình hủy hoại chính khí của bản thân, khiến tà khí dễ dàng xâm nhập, từ đó bệnh tật đeo bám, khí đổi gió lay là nhức đầu cảm mạo. Thay vì đề cao chính khí cho bản thân thì lại lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc, càng dùng nhiều thuốc, lại càng cảm thấy mình dễ dàng mắc bệnh hơn mà không rõ là vì sao. Do vậy, đối với quan điểm của Đông y, việc trị bệnh và dưỡng sinh không thể tách rời với việc tu dưỡng đạo đức và tâm tính.