Người xưa cho rằng âm nhạc cũng là dưỡng sinh. Có thể sử dụng thuộc tính âm dương trong âm nhạc để uốn nắn lại những gì bị thiên lệch, bị mất cân bằng trong cơ thể.
Học thuyết “Ngũ tạng đồng âm” chính là nói ngũ âm phù hợp tương ứng với ngũ tạng. Ngũ âm là năm bậc âm giai cổ: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ, tương ứng với ngũ hành là thổ, kim, mộc, hỏa, và thủy. Cụ thể, Cung âm nhập (đi vào) tỳ, Thương âm nhập phổi, Giốc âm nhập gan, Chủy âm nhập tim, Vũ âm nhập thận.
Cung âm được xếp hạng thuộc loại cao, có liên hệ với thổ, và ảnh hưởng đến bộ phận tỳ. Những người thường xuyên nghe loại nhạc lấy cung thanh làm chủ thì sẽ trở nên tốt bụng và khoan dung.
Âm điệu của dây Thương là nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại âm nhạc này ảnh hưởng đến phổi. Nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên chính trực và thân thiện.
Âm nhạc lấy căn bản là dây Giốc thì chào mừng mùa xuân tới và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái. Loại nhạc này ảnh hưởng tới gan. Nghe nó thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hòa giải.
Âm nhạc với dây Chủy làm chủ là rất sôi nổi về tình cảm, giống như hỏa. Nó ảnh hưởng đến tim, khiến cho người nghe nó trở nên rộng lượng.
Âm điệu lấy dây Vũ làm chủ là u sầu, giống như nước chảy êm đềm. Nó ảnh hưởng đến thận. Lắng nghe những âm điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc nhẹ nhàng, “buồn nhưng không đau khổ”, “vừa ý nhưng không quá mức”.
Bởi vậy, cổ nhân căn cứ vào từng loại chứng bệnh, căn cứ vào học thuyết âm dương ngũ hành mà lựa chọn loại âm nhạc thích hợp để đạt được hiệu quả dưỡng sinh tốt nhất.