Âm nhạc chữa bệnh

Người xưa cho rằng âm nhạc cũng là dưỡng sinh. Có thể sử dụng thuộc tính âm dương trong âm nhạc để uốn nắn lại những gì bị thiên lệch, bị mất cân bằng trong cơ thể.

Học thuyết “Ngũ tạng đồng âm” chính là nói ngũ âm phù hợp tương ứng với ngũ tạng. Ngũ âm là năm bậc âm giai cổ: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ, tương ứng với ngũ hành là thổ, kim, mộc, hỏa, và thủy. Cụ thể, Cung âm nhập (đi vào) tỳ, Thương âm nhập phổi, Giốc âm nhập gan, Chủy âm nhập tim, Vũ âm nhập thận.

Cung âm được xếp hạng thuộc loại cao, có liên hệ với thổ, và ảnh hưởng đến bộ phận tỳ. Những người thường xuyên nghe loại nhạc lấy cung thanh làm chủ thì sẽ trở nên tốt bụng và khoan dung.

Âm điệu của dây Thương là nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại âm nhạc này ảnh hưởng đến phổi. Nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên chính trực và thân thiện.

Âm nhạc lấy căn bản là dây Giốc thì chào mừng mùa xuân tới và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái. Loại nhạc này ảnh hưởng tới gan. Nghe nó thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hòa giải.

Âm nhạc với dây Chủy làm chủ là rất sôi nổi về tình cảm, giống như hỏa. Nó ảnh hưởng đến tim, khiến cho người nghe nó trở nên rộng lượng.

Âm điệu lấy dây Vũ làm chủ là u sầu, giống như nước chảy êm đềm. Nó ảnh hưởng đến thận. Lắng nghe những âm điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc nhẹ nhàng, “buồn nhưng không đau khổ”, “vừa ý nhưng không quá mức”.

Bởi vậy, cổ nhân căn cứ vào từng loại chứng bệnh, căn cứ vào học thuyết âm dương ngũ hành mà lựa chọn loại âm nhạc thích hợp để đạt được hiệu quả dưỡng sinh tốt nhất.

Sao muỗi lại đốt mình nhiều thế, làm sao bây giờ nhỉ?

Muỗi bị thu hút bởi hơi thở của chúng ta. Càng thở mạnh, thì càng báo động nhiều cho muỗi đến đốt. Một số người béo phì hoặc mang thai cũng có thể thở nhiều hơn và trở thành đối tượng bị muỗi đốt.

Muỗi “thích” những người đổ nhiều mồ hôi. Người đổ mồ hôi càng nhiều và càng “nặng mùi” thì sẽ càng dễ bị muỗi bu vào đốt. Hơi thở của bạn có mùi rượu cũng là một yếu tố thu hút loài muỗi.

Muỗi rất sợ các mùi gừng, tỏi hoặc sả. Riêng mỗi thứ này đã là một bài đuổi muỗi tốt, có thể đập dập, đun lên lấy nước, phun vào các góc nhà để hạn chế muỗi.

Muỗi cũng rất sợ mùi tinh dầu từ những loại quả họ cam, chanh và quýt. Có thể đuổi muỗi bằng cách cắt đôi một vài quả chanh rồi mang đặt ở các góc nhà.

3 loại trái cây giúp làm sạch khoang miệng

1. Quả chanh

Quả chanh có công dụng tẩy độc, khử mùi hôi miệng, làm sạch không chỉ khoang miệng mà cả chuỗi dài đường tiêu hoá. Đơn giản nhất là ta có thể xúc miệng bằng nước chanh muối. Uống nước chanh muối giúp tẩy rửa đại tràng. Ngâm chanh lấy nước uống còn có công dụng trị ho tiêu đờm.

2. Quả lê

Quả lê có tác dụng kiện vị ích tràng, nhuận táo tiêu phong. Sau mỗi bữa ăn, tráng miệng bằng một hai quả lê không chỉ giúp bổ sung vitamin mà còn làm sạch miệng, tạo cảm giác nhẹ nhàng và có mùi thơm dễ chịu ở khoang miệng.

3. Thanh long

Thanh long giàu chất xơ và thô, những hạt nhỏ trông như hạt vừng trong ruột quả thanh long có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa. Ăn thanh long có tác dụng nhuận tràng, giảm các triệu chứng ợ hơi và giảm sự tích tụ các chất thải gây hôi miệng.

Đỗ xanh và bệnh gút

Bệnh Gút thường gây ra cho người bệnh những cơn đau khớp hay cơn đau quặn thận dữ dội, đột ngột.

Theo Đông y, Gút được xếp vào chứng thống phong. Thống nghĩa là đau, phong là gió (một trong 6 thứ tà khí có thể gây bệnh cho người). Thống phong là do ngoại tà (phong, thấp) xâm nhập vào cơ thể làm tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết từ đó mà ứ trệ không thông và gây đau.

Đỗ xanh, Đông y gọi là Lục đậu, có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc, điều hòa sự cân bằng ngũ tạng (Tâm – Can – Tỳ – Phế – Thận), giảm đau sưng.

Cách sử dụng bài thuốc như sau:

  • Đỗ xanh 50g (hoặc 3 nắm) để nguyên vỏ, đổ nước vào ninh nhừ (lượng nước tùy ý), tùy khẩu vị mà nấu khô, hoặc nhão.
  • Sáng ngủ dậy ăn một nửa (ăn lúc đói lúc no đều được), tối trước khi đi ngủ ăn phần còn lại (có thể hâm nóng cho dễ ăn).
  • Cứ ăn liên tục trong 30 ngày thì bắt đầu có kết quả. Sau đợt đó ngưng 1 tuần, rồi dùng lại liệu trình như thế. Cứ như vậy đến khi nào thấy bệnh ổn thì ngưng.

Các bạn lưu ý là không nên cho thêm gia vị vào bài thuốc, nếu ăn thấy chán và khó ăn, có thể nấu thêm với chút gạo thành cháo và ăn ngày 2 lần như trên cũng thu được kết quả.