“Đạo: ba kho báu”, Tập 1, Osho
Chương 1: Đạo thường hằng
Đạo có thể nói ra
Không là Đạo thường hằng
Khi nổi lên các cực tương đối
Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi;
Đều biết lành là lành
Thì đã có cái chẳng lành rồi
Bởi vậy:
Có và không cùng sinh,
Khó và dễ cùng thành,
Dài và ngắn cùng chiều,
Cao và thấp cùng nhau,
Giọng và tiếng cùng hoạ,
Trước và sau cùng theo.
Vậy nên hiền nhân:
Dùng vô vi mà xử sự;
Dùng vô ngôn mà dạy dỗ;
Để cho mọi vật nên mà không cản
Tạo ra mà không chiếm đoạt
Làm mà không cậy công;
Thành công mà không ở lại.
Vì không ở lại
Nên không bị bỏ đi
Đạo thường hằng
Tôi nói về Mahavira như phần nghĩa vụ của mình – trái tim tôi chưa bao giờ ở cùng ông ấy cả. Ông ấy quá toán học. Ông ấy không phải là nhà huyền môn, ông ấy không có tính thơ ca của bản thể. Ông ấy vĩ đại, đã chứng ngộ, nhưng giống như sa mạc bao la; bạn không thể bắt gặp ốc đảo trong ông ấy. Nhưng bởi vì tôi đã được sinh ra là một người Jaina nên tôi phải trả món nợ nào đó. Tôi nói về ông ấy như bổn phận của mình bởi trái tim tôi không có đó; tôi nói chỉ từ tâm trí. Khi tôi nói về Mahavira tôi nói như một người ngoài. Ông ấy không ở bên trong tôi và tôi không ở bên trong ông ấy.
Cùng điều đó cũng đúng với Moses và Mohammed. Tôi không cảm thấy thích nói về họ. Giá mà tôi đã không được sinh ra là một người Jaina thì tôi đã chẳng bao giờ nói về Mahavira cả. Nhiều lần các đệ tử Mô ha mét giáo hay các đệ tử Do Thái giáo của tôi cứ tới tôi và nói, “Sao thầy không nói về Mohammed hay Moses?” Khó mà giải thích được cho họ. Nhiều lần, chỉ nhìn vào khuôn mặt họ, tôi quyết định rằng tôi sẽ nói; nhiều lần tôi nhìn đi nhìn lại vào những lời của Moses và Mohammed, thế rồi tôi lại trì hoãn điều đó. Không tiếng chuông nào vang lên trong tim tôi. Nó không sống – nếu tôi mà nói thì nó sẽ là điều chết. Tôi thậm chí không cảm thấy có nghĩa vụ với họ như tôi cảm thấy với Mahavira.
Họ tất cả đều thuộc vào cùng một loại: họ quá tính toán, cực đoan; họ bỏ lỡ cực đối lập. Họ là một nốt nhạc, không hài hoà, không hoà âm. Một nốt có cái đẹp của nó – cái đẹp của khổ hạnh – nhưng nó đơn điệu. Thỉnh thoảng thì được, nhưng nếu nó cứ liên tục, bạn cảm thấy chán; bạn sẽ muốn chấm dứt nó. Các nhân cách của Mahavira, Moses và Mohammed đều giống như một nốt – đơn giản, khổ hạnh, thậm chí thỉnh thoảng đẹp. Nhưng nếu tôi gặp Mahavira, Moses hay Mohammed trên đường, tôi sẽ bày tỏ kính trọng và trốn mất.
Tôi nói về Krishna. Ông ấy đa chiều, siêu nhân, huyền bí, nhưng dường như nhiều huyền thoại hơn là con người thực. Ông ấy phi thường tới mức ông ấy không thể thế được. Trên thế gian này những người phi thường như vậy không thể tồn tại được – họ chỉ tồn tại như giấc mơ. Và huyền thoại chẳng là gì ngoài giấc mơ tập thể. Toàn bộ nhân loại đã từng mơ về họ… đẹp, nhưng không thể tin được. Tôi nói về Krishna và tôi thích thú điều đó, nhưng tôi thích thú điều đó như người ta thích thú một câu chuyện hay và việc kể lại câu chuyện hay. Nhưng điều đó không có ý nghĩa nhiều lắm, chuyện tầm phào khổng lồ.
Tôi nói về Jesus Christ. Tôi thấy đồng cảm sâu sắc với ông ấy. Tôi muốn chịu đựng cùng ông ấy và tôi muốn mang hộ cây thập tự của ông ấy chút ít bên cạnh ông ấy. Nhưng chúng tôi vẫn còn song hành, chúng tôi chưa bao giờ gặp nhau cả. Ông ấy buồn thế, nặng gánh thế – nặng gánh với khổ của cả nhân loại. Ông ấy không thể cười được. Nếu bạn đi với ông ấy quá lâu, bạn sẽ trở nên buồn, bạn sẽ đánh mất tiếng cười. U sầu bao quanh ông ấy. Tôi cảm nhận ông ấy nhưng tôi không thích giống ông ấy. Tôi có thể bước đi cùng ông ấy một chút và chia sẻ gánh nặng của ông ấy – nhưng thế rồi chúng tôi chia tay. Con đường của chúng tôi là khác nhau. Ông ấy tốt, nhưng lại quá tốt, gần như tốt siêu nhân nhân.
Tôi nói về Zarathustra – rất hãn hữu, nhưng tôi yêu con người này như một người bạn yêu một người bạn khác. Bạn có thể cười cùng ông ấy. Ông ấy không phải là nhà đạo đức, không phải là người luân lí khắt khe; ông ấy có thể tận hưởng cuộc sống và mọi thứ mà cuộc sống đem lại. Một người bạn tốt – bạn có thể ở cùng ông ấy mãi mãi – nhưng ông ấy chỉ là người bạn. Tình bạn là tốt, nhưng chưa đủ.
Tôi nói về Phật – tôi yêu ông ấy. Trong suốt nhiều thế kỉ, qua nhiều kiếp sống, tôi đã yêu ông ấy. Ông ấy cực kì đẹp đẽ, đẹp phi thường, siêu phàm. Nhưng ông ấy không trên đất, ông ấy không bước trên đất này. Ông ấy bay trên trời và không để lại dấu chân nào. Bạn không thể theo được ông ấy, bạn chưa bao giờ biết chỗ ở của ông ấy. Ông ấy giống như mây. Đôi khi bạn gặp ông ấy nhưng điều đó chỉ là tình cờ. Và ông ấy tinh tuý đến mức ông ấy không thể bắt rễ vào đất được. Ông ấy được dự định cho cõi trời cao hơn nào đó. Theo cách đó thì ông ấy là người một chiều. Đất và trời không gặp nhau trong ông ấy; ông ấy mang phần trời nhưng phần đất lại bỏ lỡ; ông ấy giống như ngọn lửa, đẹp, nhưng không có dầu, không bình chứa – bạn có thể thấy ngọn lửa nhưng nó cứ đi lên cao mãi, chẳng cái gì giữ lại dưới đất cả. Tôi yêu ông ấy, tôi nói về ông ấy từ trái tim tôi, nhưng dầu vậy, khoảng cách vẫn còn. Nó bao giờ cũng vẫn còn trong hiện tượng của tình yêu – bạn tới ngày một gần hơn và gần hơn, nhưng cho dù trong gần gũi đó vẫn có khoảng cách. Đó là nỗi khổ của mọi người yêu.
Tôi nói về Lão Tử một cách hoàn toàn khác. Tôi không có quan hệ với ông ấy bởi vì ngay cả để có quan hệ thì khoảng cách là cần. Tôi không yêu ông ấy, bởi vì làm sao bạn có thể yêu chính bản thân mình được? Khi tôi nói về Lão Tử, tôi nói như thể tôi đang nói về bản thân mình vậy. Hiện hữu của tôi hoàn toàn là một với ông ấy. Khi tôi nói về Lão Tử cứ dường như là tôi đang nhìn vào trong tấm gương – khuôn mặt tôi được phản xạ lại. Khi tôi nói về Lão Tử, tôi hoàn toàn cùng ông ấy. Thậm chí nói “hoàn toàn cùng ông ấy” cũng không đúng – tôi là ông ấy, ông ấy là tôi.
Các nhà sử học hoài nghi về sự tồn tại của ông ấy. Tôi không thể hoài nghi sự tồn tại của ông ấy bởi vì làm sao tôi có thể hoài nghi kinh nghiệm riêng của mình được? Khoảnh khắc tôi trở nên có thể thì ông ấy trở nên đúng với tôi. Thậm chí nếu lịch sử có chứng minh rằng ông ấy chưa bao giờ tồn tại thì điều đó cũng chẳng khác biệt gì đối với tôi cả; ông ấy phải đã tồn tại bởi vì tôi tồn tại – tôi là bằng chứng. Trong những ngày sau đây, khi tôi nói về Lão Tử, đấy không phải là tôi nói về ai đó khác. Tôi nói về bản thân mình – dường như Lão Tử đang nói qua một cái tên khác, một nama-rupa khác, một hoá thân khác.
Lão Tử không giống Mahavira, không toán học chút nào, vậy mà ông ấy lại rất, rất logic trong tính điên khùng của mình. Ông ấy có logic điên! Khi chúng ta thấm sâu vào trong lời của ông ấy, bạn sẽ đi tới cảm thấy điều đó; nó không hiển nhiên và rõ ràng. Ông ấy có logic của riêng mình; logic của ngớ ngẩn, logic của nghịch lí, logic của người điên. Ông ấy đánh mạnh.
Logic của Mahavira có thể được ngay cả người mù hiểu. Để hiểu logic của Lão Tử bạn sẽ phải tạo ra đôi mắt. Nó rất tinh tế, nó không phải là logic thông thường của các nhà logic – nó là logic của cuộc sống ẩn kín, cuộc sống rất tinh tế. Bất kì điều gì ông ấy nói đều ngớ ngẩn trên bề mặt; sâu bên dưới nhất quán rất lớn lao sống ở đó. Người ta phải hiểu thấu nó; người ta phải thay đổi tâm trí mình để hiểu Lão Tử. Mahavira bạn có thể hiểu mà không thay đổi tâm trí mình chút nào; như bạn hiện tại, bạn có thể hiểu Mahavira. Ông ấy là trên cùng một đường. Dù ông ấy ở phía trước bạn nhiều đến mấy, dù ông ấy có thể đã đạt tới đích, nhưng ông ấy vẫn trên cùng đường, cùng con đường mòn.
Khi bạn cố hiểu Lão Tử, ông ấy đi dích dắc. Đôi khi bạn thấy ông ấy đi sang phương đông rồi đôi khi lại sang phương tây, bởi vì ông ấy nói đông là tây và tây là đông, chúng là cùng nhau, chúng là một. Ông ấy tin vào thống nhất của các cái đối lập. Và đó là cách thức của cuộc sống.
Cho Nên Lão Tử chính là người phát ngôn của cuộc sống. Nếu cuộc sống là ngớ ngẩn, Lão Tử là ngớ ngẩn; nếu cuộc sống có logic ngớ ngẩn cho nó, Lão Tử có cùng logic đó cho nó. Lão Tử đơn giản phản ánh cuộc sống. Ông ấy không thêm điều gì cho nó, ông ấy không chọn ra từ nó; ông ấy đơn giản chấp nhận bất kì cái gì hiện hữu.
Thấy tính tâm linh của vị phật là đơn giản, rất đơn giản; không thể nào bỏ lỡ nó được, ông ấy phi thường thế. Nhưng lại khó thấy tính tâm linh của Lão Tử. Ông ấy bình thường thế, hệt như bạn vậy. Bạn sẽ phải trưởng thành trong hiểu biết. Vị phật đi qua bạn – bạn sẽ ngay lập tức nhận ra rằng một siêu nhân đã đi qua mình. Ông ấy mang sức quyến rũ của một siêu nhân quanh mình. Khó mà bỏ lỡ ông ấy, gần như không thể nào bỏ lỡ ông ấy được. Nhưng Lão Tử… ông ấy có thể là hàng xóm của bạn đấy. Bạn có thể đã bỏ lỡ ông ấy bởi vì ông ấy bình thường thế, ông ấy bình thường một cách phi thường thế. Và đó là cái đẹp của nó.
Trở thành phi thường là đơn giản: chỉ cần có nỗ lực, cần rèn luyện, cần trau dồi. Nó là kỉ luật bên trong sâu sắc. Bạn có thể trở thành rất, rất tinh tuý, một cái gì đó hoàn toàn phi trần gian, nhưng để là bình thường mới thực là điều phi thường nhất. Chẳng nỗ lực nào có ích cả – vô nỗ lực mới cần. Không công phu nào có ích cả, không phương pháp, không phương cách nào sẽ có ích gì ngoài hiểu biết. Ngay cả thiền cũng sẽ chẳng có ích gì. Để trở thành vị phật, thiền sẽ có ích. Để trở thành Lão Tử, thậm chí thiền cũng chẳng giúp ích được – chỉ hiểu biết thôi. Chỉ hiểu biết cuộc sống như nó đang thế, và sống nó với dũng cảm; không trốn chạy khỏi nó, không che giấu nó, đối mặt với nó với dũng cảm, dù nó là bất kì cái gì, tốt hay xấu, thiêng liêng hay ác độc, cõi trời hay địa ngục.
Rất khó để là một Lão Tử hay để nhận ra một Lão Tử. Trong thực tế, nếu bạn có thể nhận ra một Lão Tử, thì bạn đã là một Lão Tử rồi. Để nhận ra vị phật bạn không cần là vị phật, nhưng để nhận ra Lão Tử bạn cần phải là một Lão Tử – bằng không thì không thể được.
Tương truyền rằng Khổng Tử tới gặp Lão Tử. Lão Tử là ông già, Khổng Tử trẻ hơn. Lão Tử gần như vô danh, Khổng Tử gần như ai cũng biết. Vua và hoàng đế hay mời ông ấy vào triều; những người khôn ngoan hay tới hỏi ý ông ấy. Ông ấy là người khôn ngoan nhất Trung Quốc thời đó. Nhưng dần dần ông ấy phải đã cảm thấy rằng khôn ngoan của mình có thể chỉ hữu dụng cho người khác, còn ông ấy không phúc lạc, ông ấy chẳng đạt được cái gì cả. Ông ấy phải đã trở thành chuyên gia, có thể có ích cho người khác, nhưng không có ích cho bản thân mình.
Thế là ông ấy bắt đầu việc tìm kiếm bí mật để tìm ra ai đó có thể giúp được ông ấy. Thông thường người khôn ngoan sẽ không làm điều đó, bởi vì họ quen tới vì lời khuyên của riêng mình. Các học giả lớn sẽ không làm điều đó; họ quen tới hỏi ông ấy về vấn đề của họ. Nhưng phải có ai đó ở đâu đó – cuộc sống là bao la. Ông ấy đã thử việc tìm kiếm bí mật.
Ông ấy phái đệ tử đi tìm ra ai đó có thể có ích cho mình, và họ về với thông tin rằng có một người sống – chẳng ai biết tên ông ấy cả – ông ấy được biết tới như lão già. Lão Tử có nghĩa là ‘lão già.” Từ này không phải là tên của ông ấy, chẳng ai biết tên của ông ấy cả. Ông ấy là người vô danh tới mức không ai biết ông ấy sinh ra khi nào, không ai biết ai là bố ông ấy hay ai là mẹ ông ấy. Ông ấy đã sống chín mươi tuổi nhưng chỉ rất hiếm người mới bắt gặp ông ấy, rất hiếm hoi, những người có con mắt và cái nhìn khác mà qua đó mà hiểu ông ấy. Ông ấy là con người hiếm hoi duy nhất – một con người bình thường thế, nhưng là tâm trí con người hiếm hoi duy nhất
Nghe tin rằng một người được biết là Lão Già tồn tại, Khổng Tử tới gặp ông ấy. Khi ông ấy gặp Lão Tử, ông ấy có thể cảm thấy rằng đây là con người của hiểu biết vĩ đại, toàn vẹn trí tuệ vĩ đại, nhạy bén logic vĩ đại, thiên tài. Ông ấy có thể cảm thấy rằng cái gì đó có đó, nhưng ông ấy không thể nắm bắt được nó. Mơ hồ, bí ẩn, có cái gì đó; con người này không phải là người thường mặc dầu ông ấy có vẻ hoàn toàn bình thường. Cái gì đó ẩn kín; ông ấy đang mang kho báu.
Khổng Tử hỏi, “Thầy nói gì về đạo đức? Thầy nói gì về tu dưỡng tính cách tốt?” – bởi vì ông ấy là nhà đạo đức và ông ấy nghĩ rằng nếu bạn tu dưỡng tính cách tốt thì đó là thành đạt cao nhất.
Lão Tử cười to, và nói, “Nếu ông vô đạo đức, chỉ thế thì câu hỏi về đạo đức này mới nảy sinh. Và nếu ông không có tính cách nào, chỉ thế thì ông mới nghĩ tới tính cách. Con người của tính cách hoàn toàn quên lãng về sự kiện rằng bất kì cái gì như tính cách tồn tại. Con người của đạo đức không biết từ ‘đạo đức’ nghĩa là gì. Cho nên đừng ngu xuẩn! Và đừng cố gắng tu dưỡng. Chỉ tự nhiên.”
Và con người này có năng lượng vô biên đến mức Khổng Tử bắt đầu run rẩy. Ông ấy không thể nào ở lại với Lão Tử. Ông ấy trốn mất. Ông ấy trở nên sợ hãi – như người ta trở nên sợ hãi khi ở gần vực thẳm. Khi ông ấy quay lại với các đệ tử của mình, những người vẫn đang đợi bên ngoài dưới gốc cây, các đệ tử không thể nào tin được điều đó. Con người này đã từng đi tới các đế vương, những quân vương vĩ đại nhất, và họ chưa bao giờ thấy bất kì hốt hoảng nào trong ông ấy. Còn ông ấy thì run rẩy, mồ hôi lạnh vã ra, ướt đẫm khắp mình. Họ không thể nào tin được vào điều đó – điều gì đã xảy ra vậy? Cái tay Lão Tử này đã làm gì thầy của họ? Họ hỏi ông ta và ông ta nói, “Đợi một chút. Để ta hoàn hồn đã. Con người này là nguy hiểm.”
Và về Lão Tử ông ấy nói cho các đệ tử của mình: “Ta đã nghe nói về những con vật lớn như con voi, và ta biết cách chúng bước đi. Và ta đã nghe nói về những con vật ẩn kín trong biển, và ta biết cách chúng bơi. Và ta đã nghe nói về những con chim lớn bay cao hàng nghìn dặm so với mặt đất, và ta biết cách chúng bay. Nhưng con người này là rồng. Không ai biết ông ta bước đi thế nào. Không ai biết ông ta sống thế nào. Không ai biết ông ta bay thế nào. Chớ bao giờ lại gần ông ấy – ông ấy giống như vực thẳm. Ông ấy giống như cái chết.”
Và đó là định nghĩa về thầy: thầy là giống như cái chết. Nếu bạn tới gần thầy, gần nữa, bạn sẽ cảm thấy sợ, run rẩy sẽ chiếm lĩnh. Bạn sẽ bị nỗi sợ không biết chiếm hữu, cứ dường như là bạn sắp chết. Tương truyền rằng Khổng Tử chẳng bao giờ tới gặp ông già này nữa.
Lão Tử là bình thường theo một cách. Và theo cách khác thì ông ấy là người phi thường nhất. Ông ấy không phi thường như Phật; ông ấy phi thường theo cách hoàn toàn khác. Phi thường của ông ấy không hiển nhiên thế – nó là kho báu giấu kín. Ông ấy không kì diệu như Krishna, ông ấy không làm phép mầu nào cả, nhưng toàn bộ hiện hữu của ông ấy là phép mầu – cách ông ấy bước, cách ông ấy nhìn, cách ông ấy hiện hữu. Toàn bộ hiện hữu của ông ấy là phép mầu.
Ông ấy không buồn như Jesus; ông ấy không cười, ông ấy có thể cười bụng. Tương truyền rằng ông ấy sinh ra đã cười rồi. Trẻ con sinh ra thì kêu, khóc. Người ta nói về ông ấy rằng ông ấy được sinh ra lại cười. Tôi cũng cảm thấy điều đó phải đúng; một người như Lão Tử sinh ra là phải cười. Ông ấy không buồn như Jesus. Ông ấy có thể cười, và cười nhiều lắm, nhưng sâu bên dưới trong tiếng cười của ông ấy vẫn có nỗi buồn, từ bi – nỗi buồn về bạn, về toàn bộ sự tồn tại này. Tiếng cười của ông ấy không nông cạn.
Zarathustra cười nhưng tiếng cười của ông ấy khác, không có buồn trong nó. Lão Tử buồn như Jesus mà lại không buồn như Jesus; Lão Tử cười như Zarathustra mà lại không cười như Zarathustra. Nỗi buồn của ông ấy có tiếng cười của nó và tiếng cười của ông ấy có nỗi buồn của nó. Ông ấy là sự gặp gỡ của những cái đối lập. Ông ấy là hài hoà, hoà âm.
Nhớ điều này… tôi không bình luận về ông ấy. Không tồn tại khoảng cách giữa tôi và ông ấy. Ông ấy đang nói với các bạn qua tôi – một thân thể khác, một cái tên khác, một hoá thân khác, nhưng cùng tâm linh ấy.
Bây giờ chúng ta sẽ vào lời kinh:
Đạo có thể nói ra
Không là Đạo thường hằng
Trước hết để tôi kể cho bạn câu chuyện về cách những lời kinh này đi tới được viết ra, bởi vì điều đó sẽ giúp cho bạn hiểu chúng. Trong chín mươi năm Lão Tử sống – trong thực tế ông ấy đã chẳng làm gì ngoài sống. Ông ấy đã sống một cách toàn bộ. Nhiều lần đệ tử của ông ấy yêu cầu ông ấy viết, nhưng ông ấy bao giờ cũng nói: Đạo có thể nói ra được không phải là Đạo thực, chân lí có thể nói ra được trở thành không đúng ngay lập tức. Cho nên ông ấy sẽ không nói gì cả; ông ấy sẽ không viết cái gì cả. Thế thì các đệ tử làm gì với ông ấy? Họ chỉ hiện hữu với ông ấy. Đó tức là satsang là gì – hiện hữu với ông ấy. Họ sống với ông ấy, họ đi cùng ông ấy, họ đơn giản hấp thu hiện hữu của ông ấy. Hiện hữu gần ông ấy họ cố gắng không nghĩ về cái gì cả; hiện hữu gần ông ấy họ trở nên ngày một im lặng hơn. Trong cái im lặng đó ông ấy sẽ đạt tới bạn, ông ấy sẽ tới với họ và ông ấy sẽ gõ cửa họ.
Trong chín mươi năm ông ấy đã từ chối viết ra bất kì cái gì hay nói bất kì cái gì. Đây là thái độ cơ bản của ông ấy: rằng chân lí không thể nào dạy được. Khoảnh khắc bạn nói ra điều gì đó về chân lí, nó không còn đúng nữa: chính việc nói làm sai nó đi. Bạn không thể dạy về nó được. Nhiều nhất bạn có thể chỉ ra nó, và việc chỉ ra đó nên là chính sự hiện hữu của bạn, toàn bộ cuộc sống bạn; nó không thể được chỉ ra bằng lời. Ông ấy chống lại lời; ông ấy chống lại ngôn ngữ.
Tương truyền rằng ông ấy hay đi dạo buổi sáng hàng ngày, và một người hàng xóm hay đi theo ông ấy. Biết rõ rằng ông ấy không muốn nói, rằng ông ấy là con người của im lặng tuyệt đối, nên người hàng xóm bao giờ cũng giữ im lặng. Thậm chí cả “chào” cũng không được phép, thậm chí nói về thời tiết cũng không được phép. Nói “Buổi sáng đẹp làm sao” sẽ là tán gẫu quá nhiều. Lão Tử sẽ đi dạo chặng dài, hàng dặm đường, và người hàng xóm sẽ đi theo ông ấy.
Trong nhiều năm điều đó cứ diễn ra, nhưng rồi một lần chuyện xảy ra là một vị khách ở trọ nhà người hàng xóm nọ và anh ta cũng muốn đi, cho nên người hàng xóm đem anh ta đi. Anh ta không biết Lão Tử hay cách thức của ông ấy. Anh ta bắt đầu cảm thấy ngột ngạt bởi vì chủ nhà của anh ta không nói, và anh ta không thể hiểu được tại sao họ im lặng thế – và im lặng trở thành đè nặng lên anh ta.
Nếu bạn không biết cách im lặng, nó trở thành nặng nề. Không phải là bởi việc nói điều gì đó mà bạn trao đổi đâu – không. Chính bởi việc nói mọi điều mà bạn làm nhẹ gánh cho bản thân mình. Trong thực tế, qua lời việc trao đổi là không thể được; chỉ điều đối lập mới là có thể – bạn có thể tránh trao đổi. Bạn có thể nói, và bạn có thể tạo ra màn ảnh lời nói quanh mình để cho người khác không thể biết được tình huống thực của bạn. Bạn che đậy mình bằng lời nói.
Người đó bắt đầu cảm thấy bị trơ trọi, ngột ngạt và vụng về; điều đó gây bối rối. Cho nên anh ta đơn giản nói, khi mặt trời vừa lên: “Mặt trời đẹp làm sao. Nhìn kìa…! Mặt trời mới sinh ra đẹp làm sao! Buổi sáng đẹp làm sao!”
Đấy là tất cả mọi điều anh ta đã nói. Nhưng chẳng ai đáp lại bởi vì người hàng xóm, chủ nhà, đã biết rằng Lão Tử sẽ không thích điều đó. Và tất nhiên Lão Tử sẽ chẳng nói gì cả, sẽ chẳng đáp lại.
Khi họ quay về, Lão Tử nói với người hàng xóm, “Từ mai đừng đem người này đi theo. Anh ta là kẻ huyên thuyên.” Và anh ta chỉ nói mỗi điều này: “Mặt trời đẹp làm sao,” hay “Buổi sáng đẹp làm sao.” Chỉ nhiều chừng ấy trong việc đi dạo hai hay ba tiếng. Nhưng Lão Tử đã nói, “Đừng đem cái tay huyên thuyên này lần nữa đi với anh. Anh ta nói quá nhiều, toàn nói điều vô dụng – bởi vì ta cũng có mắt, ta có thể thấy rằng mặt trời đang được sinh ra và nó là đẹp. Cần gì phải nói ra điều đó?”
Lão Tử đã sống trong im lặng. Ông ấy bao giờ cũng tránh nói về chân lí mà ông ấy đã đạt tới và ông ấy bao giờ cũng bác bỏ ý tưởng rằng ông ấy nên viết nó ra cho các thế hệ sau.
Vào độ tuổi chín mươi ông ấy rời bỏ các đệ tử của mình. Ông ấy nói lời tạm biệt với họ, và ông ấy nói, “Bây giờ ta đi lên núi, lên Himalayas. Ta đi tới đó để sẵn sàng chết. Sống với mọi người là tốt, sống trong thế giới là tốt khi người ta còn sống, nhưng khi người ta đã gần đất xa trời thì đi vào trong đơn độc hoàn toàn cũng là tốt, để cho người ta đi về cội nguồn nguyên thuỷ trong sự thuần khiết và cô đơn hoàn toàn, không bị thế giới làm nhiễm bẩn.”
Các đệ tử cảm thấy rất, rất buồn, nhưng họ có thể làm được gì? Họ theo ông ấy vài trăm dặm, nhưng dần dần Lão Tử khuyên nhủ họ trở về. Thế rồi một mình ông ấy đi qua biên giới, và lính gác biên giới bắt ông ấy bỏ tù. Người lính này cũng là một đệ tử. Và người lính gác nói: “Chừng nào thầy chưa viết ra cuốn sách, tôi sẽ không cho phép thầy qua biên giới. Nhiều nhất điều này thầy phải làm cho nhân loại chứ. Viết ra cuốn sách đi. Đó là món nợ mà thầy phải trả, bằng không tôi sẽ không cho phép thầy đi qua đâu.” Thế là trong ba ngày Lão Tử đã bị đệ tử của mình bắt vào tù.
Chuyện thật hay. Thật là rất đáng yêu. Ông ấy bị bắt buộc – và đó là cách thức cuốn sách nhỏ này, sách của Lão Tử, Đạo Đức Kinh, đã được ra đời. Ông ấy phải viết ra nó, bởi vì đệ tử này sẽ không cho phép ông ấy đi qua biên giới. Và anh ta là lính gác và anh ta có quyền, anh ta có thể tạo ra rắc rối, cho nên Lão Tử đã phải viết ra cuốn sách này. Trong ba ngày ông ấy đã hoàn thành nó.
Đây là câu đầu tiên của cuốn sách:
Đạo có thể nói ra
Không là Đạo thường hằng
Đây là điều đầu tiên ông ấy phải nói: rằng bất kì cái gì có thể được nói ra đều không thể đúng được. Đây là phần giới thiệu cho cuốn sách. Nó đơn giản làm cho bạn tỉnh táo: bây giờ lời sẽ tiếp theo, chớ trở thành nạn nhân của lời. Nhớ lấy cái vô lời. Nhớ cái không thể được truyền trao qua ngôn ngữ, qua lời. Đạo có thể được truyền trao, nhưng nó chỉ có thể được truyền trao từ hiện hữu sang hiện hữu. Nó có thể được truyền trao khi bạn hiện hữu cùng thầy, không làm gì cả, thậm chí không thực hành điều gì. Chỉ hiện hữu với thầy điều đó có thể được truyền trao.
Tại sao chân lí không thể được nói ra? Khó khăn là gì? Chân lí không thể được nói ra bởi nhiều lí do. Lí do đầu tiên và cơ bản nhất là: chân lí bao giờ cũng được nhận ra trong im lặng. Khi việc nói bên trong của bạn đã chấm dứt, thế thì nó được nhận ra. Và cái mà bạn nhận ra trong im lặng, làm sao bạn có thể nói nó qua âm thanh được? Nó là kinh nghiệm. Nó không phải là ý nghĩ. Nếu nó là ý nghĩ thì nó có thể được diễn đạt, sẽ không có rắc rối trong nó. Dù ý nghĩ có tinh vi hay phức tạp đến đâu, người ta vẫn có thể tìm ra cách để diễn đạt nó. Lí thuyết phức tạp nhất của Albert Einstein, lí thuyết tương đối, cũng có thể được diễn đạt theo kí hiệu. Không có vấn đề gì về điều đó cả. Người nghe có thể không có khả năng hiểu nó; đấy không phải là vấn đề. Nó có thể được diễn đạt.
Người ta nói rằng khi Einstein còn sống chỉ mười hai người, một tá, trên toàn thế giới là hiểu ông ấy và điều ông ấy nói. Nhưng thậm chí điều đó là đủ. Nếu thậm chí một người có thể hiểu được, thì nó đã được diễn đạt. Và cho dù một người không thể hiểu được ngay bây giờ, thì có thể sau nhiều thế kỉ sẽ có một người có thể hiểu nó. Thế nữa nó cũng đã được diễn đạt. Chính khả năng rằng ai đó có thể hiểu được nó, và nó đã được diễn đạt.
Nhưng chân lí không thể nào được diễn đạt bởi vì chính việc đạt tới nó là thông qua im lặng, vô âm thanh, vô ý nghĩ. Bạn đạt tới nó qua vô trí, tâm trí bị vứt bỏ. Và làm sao bạn có thể dùng cái gì đó như một điều kiện phải bị vứt bỏ trước khi chân lí có thể được đạt tới? Tâm trí không thể nào hiểu nổi, tâm trí không thể nào nhận ra được, làm sao tâm trí có thể diễn đạt được? Nhớ điều đó như qui tắc: nếu tâm trí có thể đạt tới, tâm trí có thể diễn đạt; nếu tâm trí không thể đạt tới được nó, tâm trí không thể diễn đạt được nó. Tất cả các ngôn ngữ đều vô tích sự. Chân lí không thể nào được diễn đạt.
Thế thì tất cả các kinh sách để làm gì? Thế thì Lão Tử đang làm gì? Thế thì Upanishad đang làm gì? Tất cả chúng đều cố gắng nói điều gì đó không thể nào được nói với hi vọng rằng ham muốn có thể nảy sinh trong bạn để biết về nó. Chân lí không thể nào được nói nhưng trong chính nỗ lực để nói nó, ham muốn có thể nảy sinh trong người nghe để biết cái không thể nào được diễn đạt đó. Cơn khát có thể được gợi ra. Cơn khát có đó, nó cần chút ít khêu gợi. Bạn đã khát rồi – làm sao nó có thể khác được? Bạn không phúc lạc, bạn không cực lạc – bạn đang khát. Trái tim bạn là ngọn lửa bùng cháy. Bạn đang tìm kiếm cái gì đó có thể làm dịu đi cơn khát này, nhưng không tìm thấy nước, không tìm thấy suối nước, dần dần bạn đã cố gắng kìm nén bản thân cơn khát của mình. Đó là cách duy nhất, bằng không thì nó quá nhiều, nó sẽ không cho phép bạn sống chút nào. Cho nên bạn kìm nén cơn khát.
Một bậc thầy như Lão Tử biết rõ rằng chân lí không thể nào được nói ra, nhưng chính nỗ lực để nói nó sẽ gợi ra cái gì đó, sẽ đem cơn khát đang bị kìm nén trong bạn lên bề mặt. Và một khi cơn khát này trồi lên bề mặt, thì việc tìm kiếm, việc truy tìm bắt đầu. Và ông ấy đã làm bạn chuyển động.
Đạo có thể nói ra
Không là Đạo thường hằng
Nhiều nhất nó có thể là tương đối.
Chẳng hạn, chúng ta có thể nói điều gì đó về ánh sáng cho người mù, vẫn biết rõ rằng không thể trao đổi được gì về ánh sáng cả bởi vì người đó không có kinh nghiệm về điều đó. Nhưng cái gì đó có thể được nói về ánh sáng – lí thuyết về ánh sáng có thể được tạo ra. Thậm chí người mù có thể trở thành chuyên gia về lí thuyết ánh sáng; với toàn bộ khoa học về ánh sáng người đó có thể là chuyên gia – không có vấn đề gì trong đó cả – nhưng người đó vẫn sẽ không hiểu ánh sáng là gì. Người đó sẽ hiểu ánh sáng bao gồm cái gì. Người đó sẽ hiểu vật lí của ánh sáng, hoá học của ánh sáng, người đó sẽ hiểu thơ ca của ánh sáng, nhưng người đó sẽ không hiểu tính sự kiện của ánh sáng, ánh sáng là gì. Kinh nghiệm về ánh sáng người đó sẽ không hiểu. Cho nên tất cả những điều được nói với người mù về ánh sáng chỉ là tương đối: nó là cái gì đó về ánh sáng, không phải là bản thân ánh sáng. Ánh sáng không thể nào được trao đổi.
Điều gì đó có thể được nói về Thượng đế, nhưng Thượng đế lại không thể được nói ra; điều gì đó có thể được nói về tình yêu, nhưng tình yêu không thể được nói ra; rằng “cái gì đó” vẫn còn là tương đối. Nó vẫn còn mang tính tương đối cho người nghe, hiểu của người đó, nắm bắt trí tuệ của người đó, ước định của người đó, ham muốn của người đó để hiểu. Nó là phụ thuộc vào, nó là tương đối với thầy: cách diễn đạt của thầy, phương cách của thầy để trao đổi. Nó vẫn còn tương đối – tương đối với nhiều điều – nhưng nó không bao giờ có thể trở thành kinh nghiệm tuyệt đối được. Đây là lí do thứ nhất mà chân lí không thể nào được diễn đạt.
Lí do thứ hai mà chân lí không thể nào được diễn đạt là bởi vì nó là kinh nghiệm. Không kinh nghiệm nào có thể được trao đổi cả… gạt chân lí sang một bên. Nếu bạn chưa bao giờ biết đến yêu, khi ai đó nói điều gì đó về tình yêu, bạn sẽ nghe lời đấy nhưng bạn sẽ bỏ lỡ nghĩa. Lời là trong từ điển. Cho dù bạn không hiểu, bạn vẫn có thể nhìn vào trong từ điển và bạn sẽ biết nó là gì. Nhưng nghĩa là ở bên trong bạn. Nghĩa tới qua kinh nghiệm. Nếu bạn đã yêu ai đó thế thì bạn biết nghĩa của từ “yêu.” Nghĩa đen là trong từ điển, trong ngôn ngữ, trong văn phạm. Nhưng nghĩa theo kinh nghiệm, nghĩa theo sự tồn tại là ở trong bạn. Nếu bạn đã biết tới kinh nghiệm đó, ngay lập tức từ “yêu” không còn trống rỗng nữa; nó chứa cái gì đó. Nếu tôi nói điều gì đó, nó là trống rỗng chừng nào bạn chưa đem kinh nghiệm của bạn vào cho nó. Khi kinh nghiệm của bạn đi tới nó, nó trở thành có ý nghĩa; bằng không nó vẫn còn trống rỗng – lời và lời và lời.
Làm sao chân lí có thể được diễn đạt khi bạn còn chưa kinh nghiệm nó? Thậm chí trong cuộc sống bình thường một điều chưa kinh nghiệm cũng không thể nào được nói ra. Chỉ lời sẽ được chuyển tải. Bình chứa sẽ đạt tới bạn nhưng nội dung sẽ bị mất. Lời trống rỗng sẽ đi tới bạn; bạn sẽ nghe nó và bạn sẽ nghĩ bạn hiểu nó bởi vì bạn biết nghĩa đen của nó, nhưng bạn sẽ lỡ. Nghĩa thực, đích thực tới qua kinh nghiệm tồn tại. Bạn phải biết nó, không có cách khác. Không có lối tắt. Chân lí không thể nào được truyền trao. Bạn không thể đánh cắp nó, bạn không thể vay mượn nó, bạn không thể mua nó, bạn không thể cầu xin nó – không có cách nào. Chừng nào bạn còn chưa có nó, bạn không thể có nó được. Vậy nên cái gì có thể được làm?
Cách duy nhất – và tôi nhấn mạnh vào nó – cách duy nhất là sống với ai đó, người đã đạt tới kinh nghiệm này. Chỉ hiện hữu trong sự hiện diện của ai đó đã đạt tới kinh nghiệm này, cái gì đó bí ẩn sẽ được truyền sang cho bạn… không phải bằng lời – nó là cái nhảy của năng lượng. Hệt như ngọn lửa có thể nhảy từ ngọn đèn đang thắp sáng sang ngọn đèn chưa thắp sáng – bạn đem ngọn đèn chưa thắp tới gần hơn với ngọn đèn đã thắp, và ngọn lửa có thể nhảy qua – cùng điều đó xảy ra giữa thầy và đệ tử: truyền trao bên ngoài kinh sách – truyền trao của năng lượng không thông báo, truyền trao của cuộc sống không lời.
Đạo có thể nói ra
Không là Đạo thường hằng
Nhớ lấy điều kiện này.
Bây giờ chúng ta đi vào lời kinh:
Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi;
Đều biết lành là lành
Thì đã có cái chẳng lành rồi
Lão Tử là người vô chính phủ hoàn toàn. Ông ấy nói: Khoảnh khắc bạn bắt đầu nghĩ tới trật tự, vô trật tự nảy sinh. Khoảnh khắc bạn nghĩ tới Thượng đế, quỉ đã hiện diện ở đó rồi – bởi vì suy nghĩ chỉ có thể về các điều đối lập; suy nghĩ chỉ có thể về nhị nguyên. Suy nghĩ có phân đôi sâu sắc trong nó, suy nghĩ là phân liệt, nó là hiện tượng chia chẻ. Đó là lí do tại sao lại có nhiều nhấn mạnh thế vào việc đạt tới trạng thái vô suy nghĩ – bởi vì chỉ thế thì bạn mới là một. Bằng không bạn sẽ vẫn còn là hai, bị phân chia, chia chẻ, phân liệt.
Tại phương Tây bệnh phân liệt đã dần dần trở nên ngày một thông thường, bởi vì tất cả mọi tôn giáo phương Tây sâu bên dưới đều là phân liệt; họ phân chia. Họ nói Thượng đế là tốt. Thế thì tất cả mọi cái ác xếp vào đâu? Thượng đế đơn giản là tốt và ngài không thể là xấu được, và có nhiều cái xấu trong cuộc sống thế – nhét những cái xấu đó vào đâu? Thế là quỉ được tạo ra. Khoảnh khắc bạn tạo ra thượng đế, ngay lập tức bạn tạo ra quỉ. Tôi phải bảo bạn – Lão Tử chưa bao giờ nói về Thượng đế cả, chưa bao giờ. Thậm chí không có lấy một một lúc nào ông ấy dùng từ “thượng đế,” bởi vì một khi bạn dùng từ “thượng đế”, quỉ lập tức đi vào theo cùng cửa. Bạn mở cửa ra – họ cả hai cùng vào. Suy nghĩ bao giờ cũng trong các cái đối lập.
Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi;
Thế giới này sẽ đẹp khi mọi người đã quên mất về cái đẹp, bởi vì thế thì sẽ không có cái xấu. Thế giới sẽ đạo đức khi mọi người đã quên mất hoàn toàn từ “đạo đức,” bởi vì thế thì sẽ không có vô đạo đức. Thế giới sẽ trong trật tự khi không có ai áp đặt nó, không ai cố gắng tạo ra trật tự. Tất cả những người cố gắng tạo ra trật tự đều là kẻ gây bất hoà – họ tạo ra mất trật tự. Nhưng cũng khó để hiểu. Nó khó bởi vì toàn bộ tâm trí chúng ta đã từng được ước định, được ước định bởi các nhà tư tưởng phân liệt. Họ nói: Chọn Thượng đế và bác bỏ quỉ; hãy tốt, đừng xấu. Và bạn càng cố gắng để tốt bạn càng cảm thấy cái xấu của mình ở bên trong.
Bạn đã bao giờ quan sát rằng những thánh nhân, người đang cố gắng để tuyệt đối đức hạnh, cũng ý thức về tội lỗi của họ không? Thế thì đọc cuốn Thú tội của Augustine. Toàn bộ kiếp sống của một thánh nhân, thế rồi nảy sinh thừa nhận về tội lỗi. Bạn càng cố gắng để là thánh nhân, bạn sẽ càng cảm thấy mình bị tội lỗi vây quanh. Cố gắng là tốt và bạn sẽ cảm thấy mình xấu làm sao. Cố gắng để đáng yêu và bạn sẽ bắt gặp hận thù, giận dữ, ghen tị, sở hữu. Cố gắng để đẹp và bạn sẽ trở nên ngày càng nhận biết mình xấu thế nào.
Vứt bỏ phân đôi đó đi. Vứt bỏ thái độ phân liệt đi. Đơn giản thôi. Và khi bạn đơn giản, bạn không biết mình là ai – đẹp hay xấu.
Có một câu chuyện Sufi:
Một bậc thầy đang du hành, và ông ấy vào một nhà trọ để nghỉ qua đêm với các đệ tử của mình. Chủ quán trọ bảo ông ấy rằng mình có hai vợ, một đẹp và một xấu.
“Nhưng vấn đề là ở chỗ,” ông chủ quán trọ nói, “tôi yêu người xấu và ghét người đẹp.”
Vị thầy hỏi, “Có vấn đề gì? Lí do cho điều đó là gì?”
Người này nói, “Người đẹp quá ý thức tới sắc đẹp của mình; điều đó làm cho cô ấy thành xấu… còn người kia lại quá ý thức về cái xấu của mình. Điều đó làm cho cô ấy thành đẹp.”
Người đẹp cứ nghĩ liên tục rằng mình đẹp – cô ấy trở nên kiêu căng, ngạo mạn. Làm sao bạn có thể đẹp với kiêu ngạo được? Kiêu ngạo là xấu. Cô ấy trở nên rất bản ngã. Và bạn đã bao giờ bắt gặp bất kì bản ngã nào đẹp không? Làm sao bản ngã có thể đẹp được? Người kia, người xấu, ý thức về cái xấu của mình, đã trở nên khiêm tốn, và khiêm tốn có cái đẹp của riêng nó. Khiêm tốn, không tự cao gì, không bản ngã nào, tạo ra cái đẹp.
Cho nên người này nói, “Tôi phân vân. Tôi yêu người xấu và tôi ghét người đẹp. Và tôi xin hỏi ông cách giải quyết phân vân này. Vấn đề là gì? Tại sao nó xảy ra?”
Thầy gọi các đệ tử lại và nói, “Các ông lại đây, bởi vì đây là điều gì đó thực sự cần được hiểu.”
Và ông ấy nói đúng điều Lão Tử đang nói. Với đệ tử của mình ông ấy cũng nói, “Đừng tự hào rằng các ông biết. Nếu ông biết rằng mình biết, ông là dốt nát. Nếu ông biết rằng ông không biết, thì ông là người trí huệ. Người tuyệt đối đơn giản không biết cả hai đằng, liệu mình biết hay không biết. Người đó sống hoàn toàn không tự ý thức về mình.”
Bây giờ, tôi muốn kéo dài câu chuyện này ra một chút ít. Nó kết thúc ở đó. Như người Sufis đã kể nó, thì nó kết thúc ở đó, nhưng tôi sẽ cho nó một điểm đổi hướng sâu hơn. Tôi muốn kể cho bạn rằng sau cuộc viếng thăm của vị thầy này, tôi cũng tới thăm quán trọ đó, tất nhiên là nhiều năm sau. Và người này, ông chủ quán trọ, tới tôi và nói, “Vẫn còn phân vân. Có lần một thầy Sufi đã tới thăm tôi và tôi đã nêu vấn đề này ra cho ông ấy và ông ấy đã giải quyết nó. Nhưng từ đó mọi sự đã đổi hướng. Người phụ nữ xấu đã trở nên tự cao về tính khiêm tốn của mình, và bây giờ tôi lại không yêu cô ấy. Bây giờ không chỉ thân thể cô ấy xấu, bây giờ con người cô ấy, toàn bộ con người cô ấy đã trở nên xấu. Còn người phụ nữ đẹp kia, biết rằng cái ý thức là mình đẹp đã phá huỷ cái đẹp của mình, đã bỏ ý thức ấy. Bây giờ tôi yêu cô ấy. Bây giờ không chỉ thân thể cô ấy đẹp, cả con người của cô ấy cũng trở nên đẹp nữa.” Cho nên ông ta nói với tôi, “Bây giờ thầy bảo tôi vấn đề là gì. “
Nhưng tôi bảo ông ta, “Xin ông giữ tĩnh lặng. Nếu tôi nói điều gì đó, thế thì lần nữa, câu chuyện sẽ đổi hướng. Giữ tĩnh lặng!”
Tự ý thức là bệnh tật; trong thực tế, không tự ý thức là trở nên hiểu ra. Đó là điều chứng ngộ tất cả là gì: là không tự ý thức. Nhưng giữa phân đôi này, giữa cái hai này, giữa cái khó xử này, làm sao bạn có thể không tự ý thức được?
Bạn bao giờ cũng chọn lựa: bạn chọn cái đẹp và cái xấu trở thành cái bóng của bạn; bạn chọn tính tôn giáo và tính phi tôn giáo trở thành cái bóng của bạn; bạn chọn là thánh thiện và tội lỗi trở thành cái bóng của bạn. Chọn – và bạn sẽ trong khó khăn, bởi vì chính việc chọn đó đã phân chia cuộc sống. Đừng chọn, vô chọn lựa thôi, để cho cuộc sống tuôn chảy. Đôi khi nó có vẻ giống Thượng đế, đôi khi nó có vẻ giống quỉ – cả hai đều đẹp. Đừng chọn. Đừng cố gắng là thánh nhân; bằng không tính thánh thiện của bạn sẽ không thực là thánh thiện – tự hào trong nó sẽ làm mọi sự thành xấu. Cho nên tôi nói rằng nhiều lần tội nhân đã đạt tới điều thiêng liêng còn thánh nhân đã bỏ lỡ. Bởi vì tội nhân bao giờ cũng khiêm tốn; suy nghĩ về bản thân tội nhân, họ không thể công bố lên được.
Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện khác.
Có lần chuyện xảy ra: một thánh nhân gõ cửa Thiên đường, và đồng thời, ở ngay bên cạnh ông ta, một tội nhân cũng gõ cửa. Và thánh nhân này biết rõ tội nhân này lắm. Ông ta đã là láng giềng của ông này, trong cùng thành phố, và họ đã chết cùng ngày.
Cánh cửa mở ra. Người coi cổng, Thánh Peter, thậm chí chẳng thèm nhìn vào vị thánh. Ông ấy đón chào kẻ tội nhân. Vị thánh bị xúc phạm. Điều này là không được tính trước, rằng kẻ tội nhân lại được đón chào.
Ông ấy hỏi Thánh Peter, “Có chuyện gì vậy? Ông xúc phạm tôi. Ông sỉ nhục tôi. Sao tôi lại không được nhận vào khi kẻ tội nhân kia lại được đón nhận với sự đón mừng như vậy?”
Thánh Peter nói, “Đấy là lí do tại sao. Ông trông đợi. Ông ấy không trông đợi. Ông ấy đơn giản cảm thấy biết ơn rằng ông ấy đã lên cõi trời. Ông cảm thấy rằng ông đã kiếm được nó. Ông ấy cảm thấy biết ơn Thượng đế, còn ông thì nghĩ rằng đấy là vì nỗ lực của ông mà ông đã đạt tới nó. Nó là thành tựu với ông, và mọi thành tựu đều là của bản ngã. Ông ấy khiêm tốn. Ông ấy không thể tin được rằng ông ấy đã lên đến cõi trời.”
Có thể là tội nhân đạt tới còn thánh nhân có thể lỡ. Nếu thánh nhân quá tràn đầy với tính thánh thiện của mình, người đó sẽ lỡ.
Lão Tử nói:
Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi;
Đều biết lành là lành
Thì đã có cái chẳng lành rồi
Bởi vậy:
Có và không cùng sinh…
Dùng cả hai – đừng chọn lựa. Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Dùng cả tội lỗi nữa, nó tồn tại đó vì một mục đích; bằng không nó sẽ không tồn tại. Dùng giận dữ nữa, nó tồn tại đó vì một mục đích; bằng không nó sẽ không tồn tại. Chẳng cái gì tồn tại mà không có mục đích nào. Làm sao nó có thể tồn tại mà không có mục đích nào được? Cuộc sống không phải là hỗn độn, nó là hài hoà có nghĩa.
Có và không cùng sinh,
– cho nên có và không cùng nhau –
Khó và dễ cùng thành,
Dài và ngắn cùng chiều,
Cao và thấp cùng nhau,
Giọng và tiếng cùng hoạ,
Trước và sau cùng theo
Lão Tử đang nói rằng các cái đối lập không thực sự là đối lập mà là phần bù cho nhau. Đừng phân chia chúng, phân chia là sai; chúng là một, chúng phụ thuộc lẫn nhau. Làm sao yêu có thể tồn tại mà không ghét? Làm sao từ bi có thể tồn tại mà không giận dữ? Làm sao sống có thể tồn tại mà không có chết? Làm sao hạnh phúc có thể tồn tại mà không có bất hạnh? Làm sao cõi trời có thể có mà không có địa ngục?
Địa ngục không chống lại cõi trời, chúng là bù cho nhau, chúng tồn tại cùng nhau; trong thực tế, chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Đừng chọn lựa. Tận hưởng cả hai. Cho phép cả hai có đó. Tạo ra hài hoà giữa cả hai; đừng chọn lựa. Thế thì cuộc sống của bạn sẽ trở thành hoà âm của các cái đối lập, và đó là khả năng lớn nhất của cuộc sống. Nó sẽ là bình thường nhất theo cách này, và phi thường nhất theo cách khác.
Đó là lí do tại sao tôi nói Phật đi vào trời, ông ấy không có phần đất trong mình. Lão Tử là cả hai, đất và trời cùng nhau. Phật, ngay cả trong hoàn hảo của ông ấy cũng dường như không đầy đủ; Lão Tử, ngay cả trong sự không đầy đủ của ông ấy cũng vẫn đầy đủ, hoàn hảo.
Bạn có hiểu tôi không? Cố gắng tìm vào nó!
Phật trong sự hoàn hảo của mình vẫn là không hoàn hảo, phần đất bị mất. Ông ấy không có phần đất như ma vậy, phần thân thể bị bỏ lỡ; ông ấy vô thân thể, cái cây không rễ.
Bạn có rễ, nhưng chỉ rễ thôi; nó còn chưa mọc cây, cây còn chưa tới độ nở hoa. Phật chỉ là hoa, còn bạn chỉ là rễ – Lão Tử là cả hai. Ông ấy có thể trông không hoàn hảo như Phật, ông ấy không thể thế được, bởi vì cái kia bao giờ cũng có đấy – làm sao ông ấy có thể hoàn hảo được? Nhưng ông ấy đầy đủ. Ông ấy là toàn bộ. Ông ấy có thể không hoàn hảo nhưng ông ấy toàn bộ. Và hai từ này bao giờ cũng phải được ghi nhớ: đừng cố là hoàn hảo, hãy cố là toàn bộ. Nếu bạn cố gắng là hoàn hảo, bạn sẽ theo Phật, bạn sẽ theo Mahavira, bạn sẽ theo Jesus. Nếu bạn cố gắng là toàn bộ, chỉ thế thì bạn mới có thể có cảm giác về điều được ngụ ý khi ở gần Lão Tử, điều được ngụ ý khi theo Đạo.
Đạo là tính toàn bộ. Tính toàn bộ là không hoàn hảo, nó bao giờ cũng bất toàn – bởi vì nó bao giờ cũng sống. Hoàn hảo bao giờ cũng chết – bất kì cái gì trở nên hoàn hảo đều chết cả. Làm sao nó có thể sống được? Làm sao nó có thể sống khi nó đã trở thành hoàn hảo? – nó không có nhu cầu sống. Nó chối bỏ phần kia.
Cuộc sống tồn tại thông qua co kéo của các cái đối lập, gặp gỡ của các cái đối lập. Nếu bạn chối bỏ cái đối lập, bạn có thể trở nên hoàn hảo nhưng bạn sẽ không toàn bộ, bạn sẽ bỏ lỡ cái gì đó. Dù Phật có đẹp đến đâu, ông ấy vẫn bỏ lỡ cái gì đó. Lão Tử không đẹp đến thế, không hoàn hảo đến thế.
Phật và Lão Tử cả hai đứng trước bạn; Lão Tử sẽ trông bình thường còn Phật thì phi thường, siêu phàm. Nhưng tôi bảo bạn: hàng nghìn vị phật có trong Lão Tử. Ông ấy bắt rễ sâu trong đất – ông ấy bắt rễ vào đất, và ông ấy đứng cao trên trời; ông ấy là cả hai, trời và đất, hội ngộ của các cái đối lập.
Có ba từ cần nhớ: một là phụ thuộc, từ nữa là độc lập và từ thứ ba là tương thuộc.
Phật là độc lập. Bạn là phụ thuộc: chồng phụ thuộc vợ, bố phụ thuộc con, cá nhân phụ thuộc xã hội – hàng nghìn sự phụ thuộc. Bạn là phụ thuộc. Vị phật đứng như đỉnh cao – độc lập. Ông ấy đã cắt hết mọi mối dây buộc với thế giới này: với vợ, với con, với bố – mọi thứ ông ấy đều cắt bỏ. Ông ấy đã từ bỏ tất cả – cây cột trụ độc lập. Bạn là một phần; phật là một phần, phần khác. Bạn có thể xấu – ông ấy đẹp. Nhưng cái đẹp của ông ấy chỉ tồn tại bởi vì cái xấu của bạn. Nếu bạn biến mất thì vị phật cũng sẽ biến mất. Ông ấy trông trí huệ bởi vì ngu xuẩn của bạn; nếu bạn trở nên trí huệ thì ông ấy sẽ không còn trí huệ nữa.
Lão Tử là hiện tượng tương thuộc – bởi vì cuộc sống là tương thuộc. Bạn không thể phụ thuộc, bạn không thể độc lập – cả hai đều là cực đoan. Chỉ ở chính giữa, nơi cuộc sống là quân bình, mới là tương thuộc. Mọi thứ đều tồn tại với các thứ khác, mọi thứ đều tương thuộc. Làm đau một đoá hoa và bạn làm đau cả vì sao. Mọi thứ đều tương thuộc, không cái gì tồn tại như hòn đảo cả. Nếu bạn cố gắng tồn tại như một hòn đảo – điều đó là có thể, nhưng điều đó sẽ là hiện tượng siêu nhiên, gần như huyền thoại, giấc mơ. Lão Tử tin vào tương thuộc. Ông ấy nói: Coi mọi thứ như nó đang thế, đừng chọn lựa.
Điều đó dường như đơn giản vậy mà lại là điều khó nhất, bởi vì tâm trí bao giờ cũng muốn chọn lựa. Tâm trí sống qua chọn lựa. Nếu bạn không chọn lựa, tâm trí bị loại bỏ. Đây là cách thức của Lão Tử. Làm sao loại bỏ tâm trí? – đừng chọn lựa! Đó là lí do tại sao ông ấy lại chưa bao giờ mô tả bất kì cách thiền nào, bởi vì thế thì không có nhu cầu về bất kì cách thiền nào.
Đừng chọn lựa, sống cuộc sống khi nó tới – nổi thôi. Đừng làm bất kì nỗ lực nào để đạt tới bất kì đâu. Đừng đi tới mục đích; tận hưởng khoảnh khắc này trong tính toàn bộ của nó và đừng bị bận tâm bởi tương lai hay quá khứ. Thế thì hoà âm nảy sinh trong linh hồn bạn, cái thấp nhất và cái cao nhất gặp gỡ trong bạn, và thế thì – thế thì bạn có giàu có.
Nếu bạn chỉ là cái cao nhất, bạn vẫn nghèo, bởi vì bạn giống như đồi núi không có thung lũng: nó là đồi núi nghèo nàn. Thung lũng cho chiều sâu và thung lũng cho điều bí ẩn; trong thung lũng chính tính thơ ca trú ngụ. Đỉnh cao là số học; nó là phẳng. Trong thung lũng các hình bóng, các bí ẩn chuyển động. Không có thung lũng, đỉnh cao là nghèo nàn, và không có đỉnh cao, thung lũng là nghèo nàn, bởi vì thế thì chỉ có bóng tối. Mặt trời chưa bao giờ tới thăm nó; nó là tăm tối và ảm đạm và buồn bã. Khả năng phong phú nhất là vừa là đỉnh cao vừa là thung lũng.
Đâu đó Nietzsche nói…. Nietzsche có một trong những tâm trí minh mẫn nhất mà chưa con người nào đã từng sở hữu. Bởi vì minh mẫn đó mà ông ấy trở nên điên; nó là quá nhiều, tâm trí quá nhiều, ông ấy không thể nào chứa đựng được nó. Ông ấy nói rằng cây muốn đạt tới trời thì phải đi vào đất sâu nhất. Cái rễ phải đi tới chính địa ngục, sâu bên dưới; chỉ thế thì các cành, ngọn cây mới có thể vươn tới cõi trời. Cây sẽ phải chạm tới cả hai: địa ngục và cõi trời, cả chiều cao và chiều sâu.
Và cùng điều đó cũng đúng cho sự hiện hữu của con người: bằng cách nào đó bạn phải gặp quỉ và điều thiêng liêng cả hai trong cốt lõi bên trong nhất của sự hiện hữu. Đừng sợ quỉ, bằng không Thượng đế của bạn sẽ là Thượng đế nghèo nàn hơn. Thượng đế của người Ki tô giáo hay người Do Thái giáo rất nghèo nàn, Thượng đế của người Ki tô giáo hay Do Thái giáo hay Mô ha mét giáo không có vị mặn trong nó, vô vị, bởi vì vị mặn đã bị vứt đi… vị mặn đã trở thành quỉ. Chúng phải trở thành một. Một thể thống nhất hữu cơ tồn tại trong sự tồn tại giữa các cái đối lập: hiện hữu và không hiện hữu, khó và dễ, dài và ngắn, cao và thấp.
Giọng và tiếng cùng hoạ,
Trước và sau cùng theo
Vậy nên hiền nhân:
Dùng vô vi mà xử sự…
Đây là điều Lão Tử gọi là vô vi: hiền nhân xử trí mọi sự mà không hành động. Có các khả năng – một: trong hành động mà quên mất vô hành động. Bạn sẽ là người thế giới này. Khả năng thứ hai: vứt bỏ hành động, đi lên Himalayas và vẫn còn vô hành động. Bạn sẽ là người thế giới khác. Khả năng thứ ba: sống trong bãi chợ nhưng không cho phép chợ sống trong bạn. Hoạt động mà không trong trạng thái hoạt động, di chuyển nhưng vẫn còn bất động bên trong.
Tôi đang nói với bạn và có im lặng bên trong tôi – tôi đang nói và không nói cùng nhau. Di chuyển mà không di chuyển. Hành động mà không hành động. Nếu vô hành động và hành động có thể gặp nhau, thế thì hài hoà nảy sinh. Thế thì bạn trở thành một hiện tượng đẹp – không đẹp chống lại xấu, mà đẹp bao hàm cả xấu nữa.
Tới bụi hồng. Thấy hoa và gai. Nhưng gai đó không chống lại hoa, chúng bảo vệ nó. Chúng canh gác quanh hoa: an ninh, biện pháp an toàn. Trong một người đẹp thực sự, trong người hài hoà thực sự, không cái gì bị bác bỏ cả. Bác bỏ là chống lại sự tồn tại. Mọi thứ nên được hấp thu. Đó là nghệ thuật. Nếu bạn bác bỏ, điều đó chỉ ra bạn không phải là nghệ sĩ. Mọi thứ nên được hấp thu, được dùng. Nếu có đá trên đường, đừng cố gắng bác bỏ nó, dùng nó làm bậc thang đá bước lên.
Vậy nên hiền nhân:
Dùng vô vi mà xử sự…
Ông ấy không trốn lên Himalayas. Ông ấy vẫn còn trong thế giới này. Ông ấy xử sự nhưng không có hành động nào. Ông ấy không tích cực bên trong, hành động vẫn còn ở bên ngoài. Tại trung tâm ông ấy vẫn còn bất hoạt. Đó là điều Lão Tử gọi là vô vi – tìm ra trung tâm của cơn xoáy lốc. Cơn xoáy lốc là ở bên ngoài nhưng trong trung tâm không cái gì chuyển động, không cái gì khuấy động.
…Dùng vô ngôn mà dạy dỗ;
Tại đây tôi đang thuyết giảng cho các bạn học thuyết không lời. Bạn sẽ nói tôi đang dùng lời. Vâng, tôi đang thuyết giảng… không lời, bởi vì sâu bên trong tôi không lời nào nảy sinh. Nó là dành cho bạn, không phải cho tôi, lời là dành cho bạn, nó không dành cho tôi. Tôi dùng nó; tôi không bị nó dùng, nó không chất đầy tôi. Khoảnh khắc tôi không nói với bạn thì tôi không nói gì hết cả. Tôi chưa bao giờ nói với bản thân mình, không có việc nói chuyện bên trong. Khi tôi không nói, tôi im lặng, còn khi tôi nói, im lặng không bị quấy rối, im lặng vẫn còn không bị động tới.
Dùng vô ngôn mà dạy dỗ;
Để cho mọi vật nên mà không cản
Ông ấy chưa bao giờ trốn chạy. Ông ấy chưa bao giờ bác bỏ. Ông ấy chưa bao giờ từ bỏ. Và đó là ý nghĩa của tính chất sannyas của tôi. Từ sannyas có nghĩa là từ bỏ, nhưng tôi không thuyết giảng từ bỏ. Thế thì tại sao tôi gọi bạn là sannyasins? Tôi gọi bạn là sannyasins theo nghĩa của Lão Tử: từ bỏ vậy mà không từ bỏ, vẫn còn trong thế giới nhưng vậy mà lại ở ngoài nó – đây là gặp gỡ của các cái đối lập. Cho nên tôi không bảo bạn ra đi, vứt bỏ, rời bỏ gia đình mình. Không cần thiết. Bạn vẫn ở đấy, bạn ở đấy toàn bộ, nhưng sâu bên dưới, cái gì đó vẫn còn ở trên, siêu việt – đừng quên điều đó. Khi bạn ở cùng với vợ bạn, ở cùng với vợ đi, và cũng cùng với bạn nữa. Đó mới là vấn đề. Nếu bạn quên mất bản thân mình và bạn chỉ ở với vợ, bạn là người phàm tục. Thế thì chẳng chóng thì chầy bạn sẽ trốn đi, bởi vì điều đó sẽ tạo ra nhiều khổ trong cuộc sống tới mức bạn sẽ muốn bỏ đi và từ bỏ và đi lên đồi núi. Cả hai đều cực đoan. Mà chân lí chẳng bao giờ cực đoan. Nó là trong cả hai và không trong cả hai.
Để cho mọi vật nên mà không cản
Tạo ra mà không chiếm đoạt
Yêu con bạn, nhưng đừng sở hữu chúng. Yêu vợ bạn và chồng bạn, nhưng đừng sở hữu họ. Khoảnh khắc bạn sở hữu… bạn không biết: sâu bên dưới bạn đã bị sở hữu rồi. Người sở hữu là vật bị sở hữu. Đừng sở hữu – bởi vì việc sở hữu cố gắng phá huỷ trung tâm của người khác, và người khác sẽ không cho phép bạn làm điều đó. Và nếu bạn cố gắng phá huỷ trung tâm của người khác, trong chính nỗ lực đó trung tâm của bạn sẽ bị phá huỷ. Thế thì sẽ chỉ có xoáy lốc và không có trung tâm. Hiện hữu trong thế giới và vậy mà không trong nó. Cái gì đó sâu trong bạn siêu việt lên, vẫn còn nổi trong bầu trời – gốc rễ trong đất, cành vươn lên trời.
Tạo ra mà không chiếm đoạt
Làm mà không cậy công;
Thành công mà không ở lại.
Ông ấy đơn giản sống, như một phần của cái toàn thể – làm sao ông ấy có thể kể công được? Ông ấy đơn giản sống như một phần của sự thống nhất hữu cơ này, sự tồn tại này, cái như thế này. Ông ấy là một phần của nó; làm sao ông ấy có thể kể công? Làm sao sóng có thể kể công gì? Sóng chỉ là một phần của đại dương.
Làm mà không cậy công;
Thành công mà không ở lại.
Vì không ở lại
Nên không bị bỏ đi
Đây là logic ngớ ngẩn của Lão Tử. Ông ấy tuyệt đối logic, nhưng ông ấy có logic riêng của mình. Ông ấy nói:
Vì không ở lại
Nên không bị bỏ đi
Nếu bạn đòi hỏi, việc đòi hỏi đó có thể bị bác bỏ; nếu bạn không đòi hỏi, làm sao việc đòi hỏi – chưa được đưa ra chút nào – có thể bị bác bỏ? Nếu bạn cố gắng là ai đó trong thế giới này, điều đó có thể được chứng minh rằng bạn là không ai cả. Điều đó sẽ được chứng minh, bởi vì mọi người đều đang cố gắng là ai đó và mọi người đều là kẻ cạnh tranh trong đòi hỏi đó. Nhưng nếu bạn không đòi hỏi, bạn vẫn còn là không ai cả – làm sao điều này có thể bị bác bỏ? Trong tính không ai cả của bạn, bạn trở thành ai đó, và không ai có thể bác bỏ điều đó và không ai có thể cạnh tranh với điều đó.
Nếu bạn cố gắng thắng lợi thì bạn sẽ bị thất bại. Hỏi tất cả các Alexanders và Napoleons và Hitlers: nếu bạn cố gắng được thắng lợi thì bạn sẽ bị thất bại. Lão Tử nói: Đừng cố gắng được thắng lợi, thế thì không ai có thể đánh bại được bạn. Logic rất tinh vi, logic của bản thân cuộc sống: không đòi hỏi, và việc đòi hỏi của bạn được hoàn toàn đáp ứng; không cố gắng được thắng lợi, và thắng lợi của bạn là tuyệt đối; không cố gắng, và tất cả những gì bạn có thể cố gắng, sẽ tự nó tới với bạn, theo cách riêng của nó.
Người không đòi hỏi điều gì, người không cố gắng để thành công theo bất kì cách nào, người không nỗ lực để bất kì tham vọng nào được hoàn thành, bỗng nhiên thấy rằng tất cả mọi việc đều được hoàn thành – bản thân cuộc sống tới người đó để chia sẻ các bí mật của nó, để chia sẻ giầu có của nó. Bởi vì một người vẫn còn không đòi hỏi thì trở thành trống rỗng; trong trống rỗng đó cuộc sống cứ đổ các bí mật và giầu có của nó ra.
Cuộc sống ghét chân không. Nếu bạn trở thành trống rỗng, mọi thứ sẽ tới theo cách của riêng nó. Cố gắng, bạn sẽ thất bại; không cố gắng, thành công là tuyệt đối chắc chắn. Tôi không nói rằng nếu bạn muốn thành công thì đừng cố gắng – không, tôi không nói điều đó. Nó không phải là kết quả, nó là hậu quả. Và bạn phải hiểu khác biệt giữa kết quả và hậu quả. Khi bạn nghe Lão Tử hay nghe tôi, tất nhiên bạn hiểu logic là nếu bạn cố gắng để được thành công, thì bạn sẽ bị thất bại bởi vì có cả triệu kẻ cạnh tranh. Làm sao bạn có thể thành công trong thế giới cạnh tranh này? Không ai đã từng thành công cả. Mọi người đều thất bại. Và mọi người thất bại hoàn toàn, không có ngoại lệ. Và thế rồi Lão Tử nói rằng nếu bạn không cố gắng để thành công, bạn sẽ thành công. Tâm trí bạn trở nên tham lam, và tâm trí bạn nói: Điều đó là phải rồi! Vậy đây là cách để thành công! Mình sẽ không đòi hỏi, mình sẽ không tham vọng để cho tham vọng của mình có thể được hoàn thành. Bây giờ điều này lại đang đòi hỏi một kết quả. Bạn vẫn còn như cũ – bạn đã bỏ lỡ Lão Tử hoàn toàn.
Lão Tử đang nói rằng nếu bạn vẫn còn không có bất kì đòi hỏi nào, không kể công gì, danh vọng, tên tuổi, thành công, tham vọng, thế thì xem như một hậu quả, thành công có đó, thắng lợi có đó. Toàn thể sự tồn tại dồn vào cái trống rỗng của bạn; bạn được hoàn thành. Đây là hậu quả, không phải kết quả. Kết quả là khi bạn ham muốn nó; hậu quả là khi bạn thậm chí không nghĩ về nó, không có ham muốn, không suy nghĩ về nó. Luật đó được gọi là Đạo.
Vì không ở lại
Nên không bị bỏ đi
Hiểu Lão Tử đi. Và hiểu tham lam bên trong của bạn. Bởi vì tham lam có thể nói… Điều đó xảy ra hàng ngày, gần như mọi ngày – mọi người tới tôi và tôi bảo họ: Thiền đi, nhưng đừng đòi hỏi kết quả. Họ nói: Nếu chúng tôi không đòi hỏi kết quả, liệu chúng có xảy ra không? Tôi nói: Có, chúng sẽ xảy ra, nhưng đừng yêu cầu chúng. Cho nên họ nói được. Thế rồi sau vài ngày họ tới và họ nói: Chúng tôi đã chờ đợi và chúng đã không xảy ra mãi cho tới giờ.
Bạn bỏ lỡ vấn đề. Bạn không thể chờ đợi được. Bạn có thể đợi kết quả; bạn không thể đợi hậu quả. Hậu quả chẳng liên quan gì tới bạn hay chờ đợi của bạn. Nó là một phần của luật bên trong nhất. Nó xảy ra theo cách riêng của nó. Bạn thậm chí không cần phải đợi, bởi vì ngay cả trong chờ đợi – là ham muốn. Và nếu ham muốn có, thì hậu quả sẽ không bao giờ xảy ra. Không ham muốn và nó xảy ra. Không hỏi và nó được trao. Jesus nói: Hỏi, và điều đó sẽ được trao. Gõ cửa và cửa sẽ được mở ra. Lão Tử nói: Không hỏi, và nó sẽ được trao. Không gõ, và cửa bao giờ cũng vẫn còn để mở – chỉ nhìn!
Và tôi nói với bạn: Lão Tử đi sâu nhất, không ai đã từng đi sâu hơn. Lão Tử là chìa khoá vĩ đại nhất. Nếu bạn hiểu ông ấy, ông ấy là chìa khoá chủ; bạn có thể mở tất cả mọi ổ khoá tồn tại trong cuộc sống và sự tồn tại. Cố hiểu ông ấy đi. Và sẽ dễ dàng cho bạn nếu bạn không đòi hỏi bất kì kết quả nào từ hiểu biết này. Chỉ tận hưởng việc hiểu biết đó. Chỉ tận hưởng sự kiện là bạn đang trên cuộc hành trình với lão già này. Lão già này là đẹp – không chống lại cái xấu; lão già này là trí huệ – không chống lại ngu ngốc; lão già này là chứng ngộ – không chống lại việc chưa chứng ngộ hay người chưa chứng ngộ. Lão già này là toàn bộ. Bạn tồn tại trong ông ấy, và chư phật cũng vậy. Ông ấy là cả hai. Và nếu bạn có thể hiểu ông ấy, thì chẳng còn lại cái gì để được hiểu nữa. Bạn có thể quên các Mahavira, các Phật, các Krishna – Lão Tử một mình là đủ. Ông ấy là chiếc chìa khoá chủ.
Nguồn: http://oshovietnam.net.