Virus Vũ Hán vô hình nhưng không vô tình

Chúng ta cùng xem nhật ký của một người Ý:

* Ngày Zero: 21 tháng 2

Chúng tôi phát hiện 20 ca nhiễm.

* Ngày thứ 2: 23 tháng 2.

Phát hiện 150 ca. Trường học đóng cửa. 11 thành phố bị cô lập.

* Ngày thứ 10: 1 tháng 3:

1.700 ca. Sức chứa của các nhà thương bị bão hòa. Hết chỗ.

* Ngày thứ 11: 2 tháng 3:

2.040 ca. Mười phần trăm số lượng bác sĩ ở Lombardy ngã bệnh hoặc đang phải chịu cách ly.

* Ngày thứ 17: 8 tháng 3:

7.400 ca. Lombardy và 14 tỉnh tự phong thành. 12 triệu người bị ảnh hưởng. Có báo cáo đầu tiên về người nhiễm bệnh nhưng không thể được chữa trị. Các nhà tù bắt đầu nổi loạn.

* Ngày thứ 19: 10 tháng 3

10.150 ca. Cả nước Ý trong tình trạng phong thành

* Ngày thứ 21: 12 tháng 3

15.000 ca. Hầu hết các cửa tiệm bán lẻ trên toàn nước đều đóng cửa. Lệnh cô lập được áp dụng bắt buộc. Quân đội thay thế cảnh sát.

Mọi thứ diễn ra quá nhanh và chúng tôi LUÔN LUÔN chậm hơn một bước.

Trừ phi đất nước của bạn có thể làm khá hơn và kịp được các diễn tiến của dòng thời gian vừa kể, dường như mọi thứ sẽ đều diễn ra y hệt nhau.

Continue reading “Virus Vũ Hán vô hình nhưng không vô tình”

Dịch bệnh và bài học về sự tồn vong

Các ca siêu lây nhiễm mới ở Việt Nam có 1 nét giống với sự bùng phát ở Hàn Quốc và Ý, là có các ca siêu lây nhiễm từ nguồn bên ngoài Trung Quốc. Cho thấy sự bùng phát của đại dịch luôn đi nhanh hơn các biện pháp phòng chống của con người.

Ở Hàn Quốc, trường hợp đầu tiên của nước này là một phụ nữ Trung Quốc 35 tuổi, cho kết quả dương tính vào ngày 20/1. Nhưng bùng phát dịch lớn nhất được phát hiện sau khi bệnh nhân thứ 31, một phụ nữ 61 tuổi ở thành phố phía đông nam của Hàn Quốc, được chẩn đoán ngày 18/2. Người phụ nữ này không có mối liên hệ nào với Vũ Hán, Trung Quốc nơi khởi nguồn của dịch bệnh.

Ở Ý, dịch đã bắt đầu vào tháng trước. Nhưng một người đàn ông địa phương có triệu chứng cúm đã bị bỏ qua sau khi anh ta nói với nhân viên y tế rằng anh ta đã không đến Trung Quốc. Xét nghiệm chỉ được thực hiện sau khi người đàn ông 38 tuổi này, được đặt tên là Mattia, trở lại bệnh viện. 

Continue reading “Dịch bệnh và bài học về sự tồn vong”

Thầy thuốc giỏi chú trọng tinh thần

Châm cứu phát triển đến ngày hôm nay, đã trải qua rất nhiều thay đổi. Từ thời xa xưa, cổ nhân Trung Quốc đã biết cách dùng kim châm đá. Có thể nói kim châm đá còn hữu hiệu hơn cả kim châm thời nay.

Trong Đông y, có câu: “Thầy thuốc tồi chú trọng hình thức, thầy thuốc giỏi chú trọng tinh thần”. Có nghĩa là một thầy thuốc Đông y tồi chỉ nỗ lực với các kỹ thuật bề mặt, trong khi thầy thuốc Đông y giỏi chú ý đến cả kỹ thuật bên ngoài lẫn tinh thần bên trong.

Các hình thức tồn tại của hệ kinh lạc là không cách nào dùng phương pháp khoa học hiện đại để phát hiện được. Thế nhưng những người tu luyện ở Trung Quốc cổ đại đã có thể vẽ chúng rõ ràng trên giấy. Điều này cho thấy kinh lạc vốn là một thể vô hình, chỉ có thể nhìn được bằng thiên mục.

Người thầy thuốc xưa, trải qua khổ luyện tâm tính và chăm chỉ học các kỹ thuật, nên kim châm mới có thể tác động sâu sắc đến hệ kinh lạc ở không gian khác, và hiệu quả vượt xa so với những gì chúng ta nhìn thấy ngày nay.

Bắt đầu từ «Hoàng Đế nội kinh» trở đi, nhiều kỹ thuật châm cứu đã được con người sử dụng. Sau đó, ngày càng nhiều thứ bề mặt được phát triển và con người ngày càng mù mờ hơn về các nguyên lý thâm sâu gắn liền với tu luyện của châm cứu.

Cho dù không biết đến nội hàm, nhưng chừng nào người thầy thuốc còn có giữ được tĩnh tâm và thực hành y đức, thì tác dụng chữa bệnh thần kỳ sẽ vẫn còn được triển hiện.

Ngũ âm điều hòa ngũ tạng

Người Trung Hoa không xem sự việc con người có ngũ tạng là tim, gan, phổi, thận, tỳ, rồi ngũ quan là miệng, tai, mũi, mắt, lưỡi và 5 ngón tay dài ngắn khác nhau là một chuyện ngẫu nhiên.

Tương tự như vậy, âm nhạc Trung Hoa cổ truyền không phải có 7 nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si mà có 5 nốt nhạc cơ bản gọi là ngũ âm: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ.

Bất cứ âm giai nào trong ngũ âm đều có thể ảnh hưởng đến những nội tạng bên trong của con người và có thể hoạt động như là một cơ cấu điều hòa. Âm nhạc có thể tăng cường sự điều tiết, khai mở ý tưởng, và điều hòa nhịp tim. Bởi vì nội tạng của người này cũng khác người kia, nên âm nhạc cũng ảnh hưởng đến họ theo những cách khác nhau.

Âm giai của dây Cung được sắp hạng thuộc loại cao thượng, có liên hệ với Thổ, và ảnh hưởng đến bộ phận tỳ. Những người thường xuyên nghe loại nhạc như vậy thì sẽ trở nên tốt bụng và khoan dung.

Âm điệu của dây Thương là nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại âm nhạc này ảnh hưởng đến phổi; nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên chính trực và thân thiện.

Âm nhạc lấy căn bản là dây Giốc thì chào mừng mùa Xuân tới và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái. Loại âm nhạc này ảnh hưởng tới gan. Nghe nó thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hòa giải.

Âm nhạc với dây Chủy làm chủ là rất sôi nổi về tình cảm, giống như Hỏa. Nó ảnh hưởng đến tim, khiến cho người nghe nó trở nên rộng lượng.

Âm điệu lấy dây Vũ làm chủ là u sầu, giống như nước chảy êm đềm. Nó ảnh hưởng đến thận. Lắng nghe những âm điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “buồn nhưng không đau khổ”, “vừa ý nhưng không quá mức”, giống như cách nói của cổ nhân Trung Hoa. Đây là những gì mà văn hóa âm nhạc Trung Hoa đang cố gắng biểu hiện.

Cho dù là bất cứ loại tình cảm nào được âm nhạc diễn tả, nếu đi đến cực độ, nó có thể làm hại đến thân thể và cản trở dòng lưu thông năng lượng của khí.