Ngũ âm điều hòa ngũ tạng

Người Trung Hoa không xem sự việc con người có ngũ tạng là tim, gan, phổi, thận, tỳ, rồi ngũ quan là miệng, tai, mũi, mắt, lưỡi và 5 ngón tay dài ngắn khác nhau là một chuyện ngẫu nhiên.

Tương tự như vậy, âm nhạc Trung Hoa cổ truyền không phải có 7 nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si mà có 5 nốt nhạc cơ bản gọi là ngũ âm: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ.

Bất cứ âm giai nào trong ngũ âm đều có thể ảnh hưởng đến những nội tạng bên trong của con người và có thể hoạt động như là một cơ cấu điều hòa. Âm nhạc có thể tăng cường sự điều tiết, khai mở ý tưởng, và điều hòa nhịp tim. Bởi vì nội tạng của người này cũng khác người kia, nên âm nhạc cũng ảnh hưởng đến họ theo những cách khác nhau.

Âm giai của dây Cung được sắp hạng thuộc loại cao thượng, có liên hệ với Thổ, và ảnh hưởng đến bộ phận tỳ. Những người thường xuyên nghe loại nhạc như vậy thì sẽ trở nên tốt bụng và khoan dung.

Âm điệu của dây Thương là nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại âm nhạc này ảnh hưởng đến phổi; nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên chính trực và thân thiện.

Âm nhạc lấy căn bản là dây Giốc thì chào mừng mùa Xuân tới và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái. Loại âm nhạc này ảnh hưởng tới gan. Nghe nó thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hòa giải.

Âm nhạc với dây Chủy làm chủ là rất sôi nổi về tình cảm, giống như Hỏa. Nó ảnh hưởng đến tim, khiến cho người nghe nó trở nên rộng lượng.

Âm điệu lấy dây Vũ làm chủ là u sầu, giống như nước chảy êm đềm. Nó ảnh hưởng đến thận. Lắng nghe những âm điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “buồn nhưng không đau khổ”, “vừa ý nhưng không quá mức”, giống như cách nói của cổ nhân Trung Hoa. Đây là những gì mà văn hóa âm nhạc Trung Hoa đang cố gắng biểu hiện.

Cho dù là bất cứ loại tình cảm nào được âm nhạc diễn tả, nếu đi đến cực độ, nó có thể làm hại đến thân thể và cản trở dòng lưu thông năng lượng của khí.

Trông mặt mà bắt hình dong

Đông y xem cơ thể gồm có lục phủ và ngũ tạng, trong đó lấy “tạng” làm trung tâm. Khí huyết từ ngũ tạng thông qua kinh mạch và dịch của cơ thể, sẽ thể hiện ra bên ngoài, da, lông tóc, khuôn mặt và tứ chi.

Ngũ tạng gồm có tim, phổi, tỳ, ganvà thận:

1. Tim: chủ quản về tinh thần, hợp nhất với kinh mạch trong cơ thể, tương thông với lưỡi, thể hiện trên khuôn mặt.

Khí huyết của tim đầy đủ khiến sắc mặt hồng nhuận. Nếu huyết tại tim không đủ, sắc mặt nhợt nhạt, thậm chí vàng vọt. Khí huyết tắc nghẽn, thì sắc mặt tím tái, vô hồn.

2. Phổi: chủ trị về hô hấp, hợp với da, bắt đầu từ mũi, biểu hiện tại lông, tóc.

Khí tại phổi sung mãn, thì lông tóc mượt, lỗ chân lông đóng mở bình thường, nhiệt độ cơ thể bình ổn. Nếu khí tại phổi hư nhược, lông tóc sẽ khô, cơ thể mất cân bằng về nhiệt độ và dễ bị tà khí xâm nhập.

3. Tỳ (lá lách): chủ quản về vận động, tiêu hoá, huyết thống, hợp nhất với hệ cơ, bắt đầu từ miệng, hoá tại môi.

Khí tỳ vận chuyển tốt thì thân thể khoẻ mạnh, hệ cơ săn chắc, sắc môi hồng nhuận. Nếu khí tỳ mất cân bằng, thì hệ cơ tiêu mòn, tứ chi mệt mỏi, sắc môi nhợt nhạt.

4. Gan: chủ về bài tiết, tàng huyết, hợp nhất với gân trong cơ thể, bắt đầu từ mắt, hoá tại móng.

Khí huyết của gan sung mãn, gân cốt linh hoạt, hai mắt sáng tỏ. Nếu huyết của gan không đủ, thì co duỗi chậm chạp, móng chân móng tay khô, hai mắt nhìn không rõ. Gan bốc hoả thì mắt sưng đỏ.

5. Thận: chủ về tàng tinh, hợp nhất với xương cốt trong cơ thể, bắt đầu từ tai và tiền âm, hậu âm, kết thúc tại tóc.

Thận tinh sung mãn thì xương cốt rắn chắc, tứ chi nhẹ nhàng, hành động nhanh nhẹn, tóc đen tốt, răng chắc. Nếu thận tinh bất túc thì hệ xương mềm yếu, lưng cong, chân yếu nhược, tóc khô rụng, răng lung lay.

Tướng mạo của một người như vậy có liên quan mật thiết tới chức năng của ngũ tạng.

Khi có dịp chúng ta sẽ bàn tiếp về sự tương quan của tính khí, tính cách tới các tạng phủ để từ đó thấy được “tướng do tâm sinh”.

Chẳng hạn nóng giận hại gan. Khí của gan suy yếu làm mắt kèm nhèm. Chữa mắt kém có thể dùng thuốc bổ gan, nhưng tốt nhất là sửa đi cái tính nóng nảy. Nóng nảy thường đi với uất hận, là từ tâm danh và đố kỵ mà ra.