Ngũ âm điều hòa ngũ tạng

Người Trung Hoa không xem sự việc con người có ngũ tạng là tim, gan, phổi, thận, tỳ, rồi ngũ quan là miệng, tai, mũi, mắt, lưỡi và 5 ngón tay dài ngắn khác nhau là một chuyện ngẫu nhiên.

Tương tự như vậy, âm nhạc Trung Hoa cổ truyền không phải có 7 nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si mà có 5 nốt nhạc cơ bản gọi là ngũ âm: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ.

Bất cứ âm giai nào trong ngũ âm đều có thể ảnh hưởng đến những nội tạng bên trong của con người và có thể hoạt động như là một cơ cấu điều hòa. Âm nhạc có thể tăng cường sự điều tiết, khai mở ý tưởng, và điều hòa nhịp tim. Bởi vì nội tạng của người này cũng khác người kia, nên âm nhạc cũng ảnh hưởng đến họ theo những cách khác nhau.

Âm giai của dây Cung được sắp hạng thuộc loại cao thượng, có liên hệ với Thổ, và ảnh hưởng đến bộ phận tỳ. Những người thường xuyên nghe loại nhạc như vậy thì sẽ trở nên tốt bụng và khoan dung.

Âm điệu của dây Thương là nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại âm nhạc này ảnh hưởng đến phổi; nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên chính trực và thân thiện.

Âm nhạc lấy căn bản là dây Giốc thì chào mừng mùa Xuân tới và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái. Loại âm nhạc này ảnh hưởng tới gan. Nghe nó thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hòa giải.

Âm nhạc với dây Chủy làm chủ là rất sôi nổi về tình cảm, giống như Hỏa. Nó ảnh hưởng đến tim, khiến cho người nghe nó trở nên rộng lượng.

Âm điệu lấy dây Vũ làm chủ là u sầu, giống như nước chảy êm đềm. Nó ảnh hưởng đến thận. Lắng nghe những âm điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “buồn nhưng không đau khổ”, “vừa ý nhưng không quá mức”, giống như cách nói của cổ nhân Trung Hoa. Đây là những gì mà văn hóa âm nhạc Trung Hoa đang cố gắng biểu hiện.

Cho dù là bất cứ loại tình cảm nào được âm nhạc diễn tả, nếu đi đến cực độ, nó có thể làm hại đến thân thể và cản trở dòng lưu thông năng lượng của khí.

Đồ uống thay thế sữa

Báo Vision Times ngày 10/12 có bài: “Sản phẩm thay thế sữa đang bán chạy!”

Trong nhiều thập kỷ qua, sữa đã được quảng bá rầm rộ là một nguồn bổ xung protein và canxi, nó trở thành một ngành kinh doanh béo bở hái ra tiền.

Tuy nhiên, một số chuyên gia như Tiến sĩ Clement ở Viện Sức khỏe Hippocrates của California, nói rằng khả năng dinh dưỡng của sữa thương mại là không như quảng cáo, đặc biệt khi nó đã được tiệt trùng.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng canxi mà chúng ta nhận được từ các sản phẩm động vật được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.

Ngày càng có nhiều người chọn một đồ uống khác thay thế sữa từ động vật. Theo báo cáo của Nielson, doanh số bán sữa giảm 6%, trong khi các sản phẩm thay thế có nguồn gốc từ thực vật tăng 9% trong năm 2018.

Các sản phẩm thay thế sữa có thể là: sữa đậu nành, sữa dừa, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa đậu phộng, sữa hạt điều, sữa bắp, sữa mè và sữa gạo lứt.

Sữa bắp tốt cho đường ruột, sữa đậu nành tốt cho tim mạch, sữa đậu phộng làm đẹp da, sữa mè đen trị mụn, sữa gạo lứt duy trì hệ thần kinh minh mẫn. Đây đúng là những đồ uống vừa ngon vừa lành, thật tuyệt vời! 

Ăn ớt giúp tán hàn, tiêu thực

Báo CNN ngày 16/12 có bài “Nghiên cứu cho biết ăn ớt giúp giảm nguy cơ tử vong do đau tim và đột quỵ” của Jack Guy.

Nghiên cứu được thực hiện ở Ý, nơi người ta ăn khá nhiều ớt, họ so sánh tình trạng sức khỏe của 23.000 người trong 8 năm. Kết quả cho thấy nguy cơ tử vong do đau tim thấp hơn 40% đối với những người ăn ớt 4 lần trở lên mỗi tuần.

Theo Đông y, quả ớt có vị cay, tính nóng, đi vào 2 kinh Tâm và Tỳ. Có tác dụng tán hàn, chữa sốt rét, tiêu thực, giảm đau, hạ huyết áp và tốt cho tim .

Ăn ớt nhiều không tốt, vì nó kích phát các chứng bệnh hỏa nhiệt, dùng lâu có thể sinh trĩ và viêm họng.

Ớt là một loại gia vị quen thuộc không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình. Nhiều người không ăn được ớt, hoặc ăn được một chút thì cũng phải xuýt xoa “ớt gì mà cay thế”.

Nhưng “thuốc đắng giã tật”! Phải chăng khi bạn quen ăn cay, quen chịu những cú sốc “đến nấc cả lên”, nên bạn khó có thể bị “đột quỵ”? 😃😄😁

Một tấm lòng bao dung vô hạn

Yêu nhau không nhất định sẽ kết hôn, kết hôn cũng không nhất định sẽ hạnh phúc.

Nếu hai người vẫn sẵn lòng nếm thử “trái đắng ngọt ngào” thì hai người không chỉ cần tình yêu, không chỉ cần chia sẻ, mà còn cần một tấm lòng bao dung.

Trái đắng của cuộc đời và ngọt ngào của hạnh phúc gia đình sẽ giúp chúng ta học được thế nào là tha thứ, bao dung, thế nào là tôn trọng và chân thành nghĩ cho nhau.

Hai tính cách không giống nhau, hoàn cảnh sinh sống cũng khác nhau, muốn dắt tay nhau đi đến tận cuối con đường, ắt phải trải qua gập ghềnh, gian khổ. Muốn nắm tay nhau không rời, ắt phải cần một tấm lòng bao dung vô hạn.

Đạo Đức Kinh của Lão Tử

“Đạo Đức Kinh” nói:

“Ngũ sắc làm người ta mờ mắt, ngũ âm làm người ta ù tai, ngũ vị làm người ta tê lưỡi, ruổi ngựa săn bắn làm lòng người mê loạn, vàng bạc châu báu làm cho hành vi người ta đồi bại. Cho nên thánh nhân cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái này mà lựa cái kia”.

Bỏ đi những thứ khởi lên lòng ham muốn như đồ ăn ngon, quần áo đẹp, mĩ nữ, thanh sắc… Còn cầu là cầu sự chất phác, thanh đạm, hài hòa, không ham muốn vậy.