Khoai lang luộc

Khoai lang là món ăn không thể thiếu trên bàn ăn của những người sống thọ.

Đông y cho rằng khoai lang tính bình vị ngọt, bổ tỳ vị, thông đường ruột, chữa táo bón. Thậm chí, khoai lang có thể ăn cả vỏ, vì nó giúp cơ thể tiêu hoá tốt hơn.

Chắc chắn bạn đã từng được ăn khoai lang nướng. Hình ảnh củ khoai lang, vừa mới nướng xong, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan toả, vừa thổi vừa bóc, vừa ngọt vừa bùi, ấn tượng không thể quên.

Khoai lang luộc thì bình dị và giản tiện hơn. Khi luộc bạn nên cho thêm ít muối, khoai vừa chín tới, chắt hết nước, đun thêm một chút cho khoai ở đáy nồi hơi sém cạnh. Những củ khoai ở dưới sẽ bùi và thơm hơn, mang được một chút hơi hướng của khoai nướng.

5 thói quen sống khỏe mà bạn chỉ mất dưới 2 phút để thực hiện

5 thói quen sống khỏe mà bạn chỉ mất dưới 2 phút để thực hiện:

Mọi người thường nghĩ rằng muốn có sức khỏe tốt cần phải đầu tư nhiều thời gian. Thực tế thì có rất nhiều thói quen tốt cho sức khỏe mà bạn chỉ mất 2 phút (hoặc ít hơn) để thực hiện. Từ việc vươn vai, kiễng chân đến mỉm cười, từng hành động nhỏ hàng ngày sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là nâng cao sức khỏe của bạn.

1. Kiễng chân hoặc đứng một chân

Kiễng chân là động tác không lạ, chúng ta vẫn làm chúng một cách vô thức. Nhưng theo các chuyên gia Đông y, nếu chúng ta làm điều đó một cách “có ý thức” thì tác dụng đối với sức khỏe là vô cùng tuyệt vời. Tranh thủ chỉ vài phút, đứng thẳng, gót rời mặt đất, trọng lực đặt vào các ngón chân, giữ càng lâu càng tốt. Động tác này giúp dưỡng thận, khoẻ não, giảm căng thẳng, lưu thông máu, bớt tê chân.
Thay vì kiễng chân, chúng ta có thể đứng một chân. Động tác này tuy đơn giản nhưng lại giúp điều chỉnh cho mối quan hệ của lục phủ ngũ tạng trở về cân bằng, có tác dụng dưỡng sinh rất tốt.

2. Vươn vai, ngồi thẳng lưng

Mỗi sáng thức dậy, hoặc lúc đang làm việc căng thẳng, bạn có thể tranh thủ vươn vai, hoặc chỉ đơn giản là ngồi ngay ngắn và thẳng lưng trở lại.
Vươn vai giúp giải tỏa căng thẳng, đỡ mỏi vai gáy, giảm đau thắt lưng, cải thiện giấc ngủ.

3. Mỉm cười

Cười không chỉ giúp tâm trạng vui vẻ sảng khoái, mà nó còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cười là là liều thuốc bổ tim, cười có thể làm tăng khả năng miễn dịch, cười lớn là phương thuốc làm sạch phổi, cười có thể bảo vệ trí nhớ.
Nụ cười có thể khiến tâm trạng của chúng ta và người khác trở nên tốt hơn, giúp cho các mối quan hệ trở nên thân thiết hơn. Vậy thì tại sao chúng ta không cố gắng mỉm cười thường xuyên?

4. Cho mắt nghỉ ngơi

Ánh sáng máy tính, smartphone và tư thế ngồi lụp xụp sẽ khiến bạn bị đau đầu, mỏi mắt. Để giúp mắt không phải làm việc quá sức, chúng ta cần chủ động tạo ra thời gian ngắt nghỉ phù hợp. Chúng ta có thể dùng “quy tắc 20-20-20”: Cứ sau 20 phút nhìn máy tính, hãy liếc mắt ra khỏi màn hình ít nhất 20 giây bằng cách nhìn vào vật gì đó cách xa 20 feet (khoảng nửa mét).

Ngoài ra, chúng ta có thể tranh thủ massage mắt, rất đơn giản, lấy cườm tay day vào hốc mắt (giống như dụi mắt), xoa quanh hốc mắt, xoa quanh tai, làm máu huyết lưu thông, giảm căng thẳng cho mắt và đầu não.

5. Đếm từ 1 đến 10 khi tức giận

Để làm dịu cái đầu nóng, hãy đếm từ 1 đến 10, hít một hơi thật sâu, có thể đếm chậm giữa mỗi số. Kỹ thuật đơn giản này giúp bạn chế ngự tính nóng nảy và làm “ngắt mạch cầu chì”. Đếm số đánh lạc hướng tâm trí của bạn, từ đó giúp bạn xa rời cảm xúc tiêu cực và khó chịu. Thay vì đếm đơn thuần, bạn có thể đếm hơi thở, hít thở sâu 10 lần sẽ giúp hệ thần kinh thư giãn và giúp ban thoát ra khỏi cơn giận rất không đáng có.

Khi tức giận, chúng ta có xu hướng nói ra những lời quá khích hoặc những điều sau này sẽ khiến mình phải hối hận. Vậy nên, hãy học cách làm dịu tâm trí nhanh chóng để không làm tổn thương mình và những người xung quanh.

Rau muống luộc

Rau muống có giá cả bình dân, nhưng lợi ích sức khoẻ thì lại không “bình dân” chút nào.

Theo Đông y, rau muống bổ dạ dày, đường ruột, có công dụng thanh nhiệt giải độc, cầm máu, lợi tiểu, ngăn ngừa kiết lỵ và chữa đau răng.

Kali trong rau muống có tác dụng giảm huyết áp. Đôi khi chỉ cần uống một bát nước rau muống luộc là huyết áp đã giảm. Rau muống là loại thực phẩm có tính kiềm, hỗ trợ tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.

Hai cách chế biến thường dùng nhất của rau muống là luộc và xào.

Khi luộc chú ý nước sôi già mới cho rau vào, cho ngập nước và thêm chút muối, khi vớt rau ra thì có thể cho thêm quả sấu vào đun làm canh chua.

Khi xào rau muống, nên xào nhanh với lửa lớn để tránh mất chất. Rau muống thường xào với tỏi và khi bắc ra để nguội có thể vắt thêm chút chanh ăn sẽ rất vừa miệng.

Uống nước ấm

Uống nước lạnh tuy đã cơn khát, thoả cơn thèm, nhưng lại không thật tốt cho cơ thể. Tính chất của nước thiên về âm hàn. Thường xuyên uống nước lạnh hoặc nước đá dễ làm tổn thương dương khí của tỳ vị, khiến dạ dày khó chịu.

Đông y cho rằng uống nước ấm có tác dụng làm nóng dương khí trong cơ thể, có lợi có việc hấp thụ của dạ dày và ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tuần hoàn máu, trao đổi chất của cơ thể. Ngoài nước ấm, các loại thức ăn đun chín nấu sôi đều rất dễ hấp thụ và lành tính đối với cơ thể. Chẳng phải vô cớ mà ai cũng thấy ngon miệng khi được ăn nóng, thậm chí vừa ăn vừa thổi. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng ăn nóng quá, làm tổn hại đến thực quản và niêm mạc dạ dày.

Nghệ thuật trị liệu

Ngày càng có nhiều người tìm kiếm các phương pháp trị liệu tinh thần để mong giảm bớt những áp lực và căng thẳng của cuộc sống. Trải nghiệm nghệ thuật là một phương pháp trị liệu tuyệt vời, nó có thể khơi dậy nhiều cảm xúc tích cựcvà mang lại sự bình yên cho tâm hồn.

Để nhận được lợi ích sức khỏe từ liệu pháp nghệ thuật, bạn chỉ đơn giản là bỏ sang một bên những bộn bề của cuộc sống, ngồi xuống, thả lỏng và bắt đầu vẽ, nặn tượng, hay sử dụng một phương pháp nghệ thuật nào đó để bắt đầu làm ra một sản phẩm mỹ thuật của riêng mình.

Quá trình sáng tạo của bạn thường sẽ được giám sát bởi các nhà trị liệu nghệ thuật, họ được đào tạo để giúp bạn điều hướng cảm xúc và giúp bạn chọn phương tiện hỗ trợ tốt nhất cho hành trình của bạn. Họ sẽ không áp đặt định nghĩa nghệ thuật lên bạn, họ chỉ đơn giản là người hướng dẫn nhưng kết quả cuối cùng sẽ làm bạn vô cùng bất ngờ.

Dùng bút chì, giấy, màu nước hay đất sét để sáng tạo nghệ thuật, bạn sẽ tìm thấy một con người mới sâu trong mình. Nghệ thuật giúp bạn nói lên những điều bạn không thể nói, thể hiện cảm xúc mà không cần phải dùng lời. Với những người ít nói, ngại giao tiếp, hoặc thậm trí là bị trầm cảm, thì liệu pháp nghệ thuật giống như một công cụ giúp họ mở cửa trái tim với thế giới bên ngoài.

Bạn cảm thấy lo lắng vì tác phẩm của mình không thực sự là nghệ thuật? Không cần bận tâm! Các nhà trị liệu nghệ thuật không bao giờ phân tích những gì bạn tạo ra. Thay vào đó, họ sẽ cùng bạn suy ngẫm về những trải nghiệm cá nhân và diễn giải những gì chúng ta cảm nhận được. Họ sử dụng nghệ thuật của bạn như một con đường để chữa lành cho tâm hồn của chính bạn.