Thuốc Remdesivir cứu người của Mỹ cay đắng biến thành ‘thần dược Trung hoa’

Một nghiên cứu mới ở Trung Quốc cho rằng có một con đường mới mà virus corona Vũ Hán có thể tự gắn và kết nối với các tế bào chủ của con người là thông qua gai protein CD147, khiến nó trở thành một siêu virus thực sự. 

Con đường gắn kết trước đây của virus corona Vũ Hán lần lượt như sau:

Một nghiên cứu cho thấy virus corona có chứa một gen đột biến tương tự như virus HIV và cũng có thể tấn công hoặc liên kết với các tế bào của con người thông qua furin (một dạng protein). Điều này đã được xác minh bởi hai nghiên cứu ở Trung Quốc và một nghiên cứu ở Pháp. Chế độ tấn công này cũng làm cho nó trở nên mạnh mẽ hơn, lý giải thực tế là tại sao nó lại dễ dàng lan rộng như vậy.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Cairo, Ai Cập công bố gai protein của virus corona Vũ Hán có thể liên kết với các thụ thể GRP78 trên tế bào người. Điều này cũng được nghiên cứu một ở Đức và một ở Pháp đưa đến cùng kết luận. 

Còn theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Quân y thứ Tư ở Tây An, virus corona Vũ Hán có thể xâm chiếm tế bào chủ của người thông qua thụ thể CD147 trên tế bào vật chủ.

CD147, còn được gọi là [thụ thể trên bề mặt của tế bào hồng cầu] hay là [chất cảm ứng ngoại bào], là một protein thuộc họ huyết thanh miễn dịch, có liên quan đến tình trạng phát triển khối u, xâm nhập của ký sinh trùng và gây nhiễm virus.

Nghiên cứu cũng cho thấy Meplazumab, một kháng thể kháng CD147, có thể ngăn cản các virus xâm chiếm tế bào vật chủ. Đây cũng là điểm đáng lưu ý cho việc phát triển thuốc kháng virus hay các phương thức chữa bệnh.

Tới nay, chưa có một loại thuốc hay cách điều trị hữu hiệu nào đối với dịch viêm phổi Vũ Hán mặc dù nhiều loại thuốc thử nghiệm đang được kiểm định và dùng thử.

***

Tiến sĩ Bruce Aylward, nhà dịch tễ học Canada từng nói, may ra chỉ có một loại thuốc thực sự có thể chống lại viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), chính là thuốc Remdesivir của công ty sản xuất thuốc Gilead Sciences tại Mỹ. 

Tuy nhiên, loại thuốc này hiện đã được Trung Quốc sản xuất lượng lớn và xuất khẩu sang Ý, với một tên gọi mới là “thần dược Trung Hoa”. 

Theo truyền thông đưa tin, ngày 4/2, Trung tâm Nghiên cứu Virus Vũ Hán thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã giành đăng ký trước bản quyền Trung Quốc của thuốc Remdesivir. Ngày 5/2, Giám đốc điều hành Daniel O’Day của công ty Gilead Sciences cũng đã lên tiếng về việc này.

Khi phóng viên hỏi về các vấn đề liên quan như “Trung tâm Nghiên cứu Virus Vũ Hán và Viện Khoa học Trung Quốc cùng nộp đơn đăng ký bản quyền thuốc Remdesivir, vậy công ty Gilead Sciences có phản ứng thế nào?”, “Nếu cơ quan chủ quản về quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc phê chuẩn đơn đăng ký này, lập trường của Gilead Sciences là gì?”, ông Daniel O’Day cho biết: “Điều cần suy xét trước mắt là người bệnh, chứ không phải là bản quyền.”

Nửa tháng trước, Mỹ đã cung cấp miễn phí thành phần cấu tạo của thuốc Remdesivir cho Trung Quốc. Một nhân viên của Gilead Sciences có tên Lưu Xuyến (Liu Qian) cho biết, công ty cung cấp thuốc miễn phí cho Trung Quốc, không nhận một đồng nào. Hơn nữa, Gilead Sciences còn công bố cả công thức cấu trúc của thuốc này, chính là để cho Trung Quốc cơ hội sao chép, đồng thời cũng cho thấy công ty không hề muốn kiếm một đồng nào từ loại thuốc này. Bởi vì công ty “đặt con người ở vị trí số một, chứ không phải kiếm tiền ở vị trí số một”. 

Có một bình luận trên Twitter nói rằng: “Trung Quốc không những bắt chước sản xuất thuốc của Mỹ, mà còn thông qua việc giành đăng ký bản quyền trước khiến cho nhà sản xuất thuốc của Mỹ biến thành người đi bắt chước, về những việc như thế này, trên thế giới không ai địch nổi Trung Quốc.”

***

Tiếp theo là một số thông tin của CNN nói về cách bảo vệ mình trước dịch viêm phổi Vũ Hán.

Các virus cảm cúm nói chung thường bắt đầu làm “ổ” trong khu vực mũi – họng, nhưng virus corona Vũ Hán thì lại khoái vùng phế quản và phổi.

Khi chúng ta thức, chất lỏng (nhầy) từ mũi miệng sẽ chảy xuống thực quản rồi xuống dạ dày – một số vi khuẩn, virus bị diệt, một số khác như virus corona Vũ Hán thì có thể gây tổn hại đường ruột, làm người bệnh bị tiêu chảy nhẹ.

Khi chúng ta ngủ, chất nhầy có virus sẽ chảy xuống vùng phế quản/phổi. Phản xạ bình thường của cơ thể là đẩy nó ra, nhưng khi ngủ quá sâu hoặc phản xạ kém thì chất nhầy xâm nhập sâu hơn. Tình trạng căng thẳng, đối với người lớn tuổi lớn tuổi và người thường dùng các chất kích thích… thìđiều này sẽ dễ xảy ra. Những người sẵn có các tổn thương ở phế quản và phổi (do hútt thuốc chẳng hạn) thì càng dễ bị virus tấn công.

Có 2 yếu tố dẫn đến nhiễm bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh:

1. Sức khoẻ và sức đề kháng. Người có sức khoẻ kém, có bệnh sẵn thì dễ bị bệnh và dễ bị bệnh nặng hơn những người khoẻ.

2. Lượng virus. Lượng virus ít có thể bị tiêu diệt hoặc gây bệnh rất nhẹ và mau khỏi đối với người khoẻ mạnh. Lượng virus đủ nhiều sẽ gây bệnh đối với ngay cả người khoẻ mạnh.

Vậy làm thế nào để hạn chế khả năng nhiễm bệnh:

1. Hạn chế virus xâm nhập:

– Tránh xa người nói chuyện/thở vào mặt mình

– Không tập trung nhiều người trong phòng kín

– Đứng/ngồi cách nhau xa

– Chọn nơi thoáng gió

– Không ở lâu trong nhà vệ sinh công cộng, nhất là nơi kém thông gió, vì người bệnh có thể vừa ho/hắt xì và virus còn lơ lửng xung quanh

– Đeo khẩu trang, nhất là khi bạn có sức khoẻ không tốt (ở nhóm nguy cơ cao).

2. Loại trừ virus khỏi cơ thể trước khi ngủ (vì lúc ngủ là lúc chúng xâm nhập vào phế quản và phổi nhiều nhất!). Các loại trừ bao gồm:

– Rửa tay, rửa mặt với xà bông và nước

– Rửa mũi: chỉ rửa nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay, KHÔNG súc mũi bằng dụng cụ súc mũi vì có thể sẽ làm tràn virus vào sâu đường thở.

– Chải răng, chà lưỡi, súc miệng, súc họng, (khò) nước súc miệng hoặc nước muối loãng.

– Tránh uống thuốc ngủ hay các chất khiến ngủ quá sâu (như uống rượu bia).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *